Đồ Án Quản lý hiệu năng trong mạng MGN và ứng dụng tại VNPT

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​​

    Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ đang đứng trước những cơ hội to lớn nhưng đầy thách thức do sự gia tăng mạnh các loại hình dịch vụ thông tin, cả về số lượng cũng như chất lượng, bao gồm cả thoại và dữ liệu của khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp cũng phải chiụ nhiều áp lực từ sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ. Chính vì vậy để duy trì ưu thế cạnh tranh thì các nhà cung cấp luôn phải trang bị thêm thiết bị, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ, dung lượng ngày càng gia tăng và phải bảo đảm sự cam kết chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
    Với xu thế hiện nay trong ngành công nghiệp viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ đang kết hợp với các nhà cung cấp thiết bị để hướng mạng của họ tới mạng thế hệ sau NGN. NGN là mạng truyền dẫn trên cơ sở gói, đó là một mạng lõi IP có giao diện kết nối với tất cả các mạng đang tồn tại như PSTN, Internet, CATV Nó cho phép đưa ra nhiều loại hình dịch vụ mới với các yêu cầu băng thông thay đổi Đồng thời NGN cũng phải đảm bảo duy trì các dịch vụ của những mạng đang tồn tại. Như vậy, ta có thể hình dung được độ lớn, sự phức tạp của NGN, một mạng đa dạng về các loại hình dịch vụ, băng thông theo yêu cầu, thiết bị và công nghệ phong phú. NGN sẽ đặt ra cho những nhà khai thác bài toán lớn là quản lý hiệu quả để thu lợi nhuận tối đa. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải có giải pháp quản lý mạng phức tạp này thật tốt.
    Bản đồ án này đề cập tới một phần trong nội dung quản lý mạng đó là “Quản lý hiệu năng” trong NGN. Quản lý hiệu năng là vấn đề rất quan trọng trong quản lý mạng nói chung, vì đó là cơ sở, nền tảng để nhà cung cấp dịch vụ đưa ra và đảm bảo được QoS mong muốn. Với mạng phức tạp như NGN thì công việc quản lý hiệu năng này càng được coi trọng. Nhà cung cấp cần có biện pháp giám sát, quản lý các mức lưu lượng, sự tắc nghẽn mạng xảy ra cũng như trạng thái làm việc cuả thiết bị mạng để đánh giá hiệu năng mạng nói chung. Có như vậy họ mới đáp ứng được các yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng khắt khe của khách hàng.
    Bản đồ án này với nội dung “Quản lý hiệu năng trong mạng MGN và ứng dụng tại VNPT” được trình bày gồm bốn chương như sau:
    Chương 1: Trình bày tổng quan NGN, bao gồm nhiều vấn đề liên quan như động lực thúc đẩy NGN, mô hình cấu trúc, công nghệ, giao diện kết nối NGN với các mạng khác . Chương này nhằm mục đích giúp người đọc hiểu được những vấn đề cơ bản của NGN trước khi đi sâu vào phần quản lý ở chương sau.
    Chương 2: Đây là chương quan trọng của đồ án. Chương này trình bày các nguyên lý quản lý NGN sau đó tập trung đi sâu vào tìm hiểu quản lý hiệu năng. Phần thứ nhất trình bày các nguyên tắc cho quản lý NGN, được dựa phần lớn trên khuyến nghị ITU-T M.3060, được xây dựng trên mô hình TMN. Trong phần này sau khi nêu ra các mục tiêu, các yêu cầu cho quản lý sẽ tập trung vào nghiên cứu các kiến trúc quản lý NGN. Phần thứ hai trong chương này là phần đi sâu vào quản lý hiệu năng NGN. Trong phần này nêu khái niệm, những yêu cầu, khó khăn trong cho quản lý hiệu năng, sau đó tập trung nghiên cứu các tham số dùng để đánh giá, các phương pháp đo, và các phương pháp đánh giá hiệu năng.
    Chương 3: Giới thiệu tổng quan giải pháp mạng và giải pháp quản lý cho NGN của hai nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn, có liên hệ mật thiết tới NGN của Việt Nam là Alcatel và Siemens.
    Chương 4: Trình bày ứng dụng quản lý hiệu năng NGN vào tình hình thực tế VNPT. Nội dung của chương bao gồm các vấn đề như thực trạng mạng viễn thông và phương pháp quản lý hiệu năng, định hướng của VNPT trên con đường tiến lên NGN cũng như thực tiễn triển khai, quản lý hiệu năng mạng.
    NGN là vấn đề vẫn còn rất mới mẻ và vẫn đang được các tổ chức viễn thông nghiên cứu. Việc quản lý NGN nói chung và quản lý hiệu năng nói riêng là vấn đề lớn và phức tạp với một mạng đa dạng về công nghệ, nhiều về chủng loại thiết bị. Mặt khác vấn đề quản lý hiệu năng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, và chưa có tiêu chuẩn chính thức nào được ban hành. Do đó bản đồ án này dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi nhiều thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong hội đồng phản biện.
    Để hoàn thiện được bản đồ án này, em đã nhận được sự giúp đỡ, định hướng, động viên nhiệt tình của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Thu Hằng và thầy giáo Lê Hải Châu cùng các thầy cô trong bộ môn mạng viễn thông. Em xin gửi tới thầy cô lời biết ơn chân thành nhất vì những gì đã dành cho em trong suốt thời gian vừa qua.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...