Tiến Sĩ Quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh với phát triển kinh tế ở Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh với phát triển kinh tế ở Bắc Giang

    Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 62310105-PT

    Nghiên cứu sinh: BÙI TRUNG HẢI

    Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Đức Bình

    Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận

    - Tiếp cận về quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) nói chung và cụ thể là QLHCNN cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế của hành chính nhà nước (HCNN), đó là thực thi chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và theo các xu hướng HCNN hiện đại;

    - Chỉ ra mối quan hệ giữa HCNN cấp tỉnh với phát triển kinh tế thông qua thực hiện hai chức năng cơ bản của QLHCNN là tạo lập môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công;

    - Chỉ ra khung đánh giá ảnh hưởng của QLHCNN cấp tỉnh tới phát triển kinh tế địa phương thông qua sự cảm nhận của người dân và doanh nghiệp đối với QLHCNN cấp tỉnh, dựa trên cách tiếp cận nhà nước phục vụ, xây dựng HCNN theo quan điểm quản lý, hướng tới kết quả và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng;

    - Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đánh giá dựa trên sự cảm nhận của người dân và doanh nghiệp đối với QLHCNN ở địa phương theo các công cụ PCI và PAPI đó là các khía cạnh của vấn đề thông tin như: thông tin được cung cấp, phương thức cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi thông tin, cơ chế phối hợp xử lý thông tin, cam kết và quyết tâm của lãnh đạo địa phương

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Thứ nhất: Các trụ cột của HCNN hiện đại tại tỉnh chưa được đảm bảo tốt: Tính công khai minh bạch, tính trách nhiệm giải trình, tính tiên liệu và sự tham gia. Do đó cần tăng cường thực hiện các trụ cột của hành chính nhà nước hiện đại trong QLHCNN của tỉnh thực chất và có hiệu quả;

    Thứ hai: Thông tin giữa cơ quan HCNN với người dân và doanh nghiệp chưa thông suốt và chưa thể hiện tính phục vụ cao của HCNN trên các khía cạnh của vấn đề thông tin: các thông tin được HCNN cung cấp, tính phù hợp trong các biện pháp cung cấp thông tin của cơ quan HCNN với các đối tượng, việc xử lý thông tin phản hồi của người dân và doanh nghiệp với cơ quan HCNN chưa nhanh chóng và hiệu quả, sự chuyển hóa cam kết và quyết tâm của lãnh đạo địa phương thành hành động cụ thể còn hạn chế. Cần thực hiện tốt tất cả các vấn đề liên quan đến thông tin hai chiều giữa cơ quan HCNN và người dân, doanh nghiệp trên tinh thần phục vụ cao nhất; gắn chặt và thực hiện triệt để trách nhiệm người đứng đầu trong kết quả hoạt động của cơ quan HCNN.

    Giáo viên hướng dẫn





    GS.TS. Đỗ Đức Bình

    Nghiên cứu sinh





    Bùi Trung Hải





    NEW CONTRIBUTIONS OF THIS THESIS
    Thesis topic: Provincial public administration and economic development in Bac Giang
    Specialization: Development Economics Code: 62.31.01.05
    PhD Candidate: Bui Trung Hai
    Supervisor: Prof. Dr. Do Duc Binh
    Institution: National Economics University

    New contributions in terms of academic theory

    (1) With the new approach of considering public administration in general and provincial public administration in particular under economic perspective, the thesis has identified 2 content associated with the analysis of public administration that is (i) Implementing the economic management functions of the state in market economy, and (ii) Following the trends of modern public administration;

    (2) The thesis has indicated the relationship between provincial public administration and economic development through the implementation of the two basic functions of public management that is creating the business environment and providing public services;

    (3) By using the approach of considering state as public services supplier and theory of result – based management, the thesis indicates the framework to evaluate the effects of provincial public administration to local economic development through the perception of the people and business about public administration at provincial level;

    (4) By using PCI and PAPI tools, the thesis has pointed out the important factor which affecting the people and business’s point of view about the relationship between local public administration and economic development is the information by all its aspects such as the type of provided information, methods to providing information, the ways of receiving and responding to information and coordination mechanisms of information processing, commitment and participation of local leaders

    The new proposal drawn from research results

    (1) In the aspect of modern public administration, at the current stage of Bac Giang, all the pillars of a modern public administration as transparency, accountability, predictability and participation . have not been ensured. Thus, it is required to substantively and effectively implement all the pillars of modern public management in the provinces;

    (2) In aspect of implementing the economic management functions of the state in market economy, nowadays in Bac Giang, there are some problems related to information linkage between public administrative organization and the citizen and business: incomplete list of provided information, unreasonable ways to provide appropriate information for each object, inefficiency and unhurried handling feedback, limitations in turning the leader's commitment into action thus the communication between administrative departments and businesses, citizens have not been smooth and not really in supply - demand relationship. Base on those, the thesis makes some policy recommendations to solve problems: (1) Implement the two-way communication between administrative departments and the citizens and businesses in the manner of high quality service supply; (2) strengthen and fasten responsibility of the head with the performance of administrative departments.
     
Đang tải...