Thạc Sĩ Quản Lý Hành Chánh Nhà Nước và Quản Lý Ngành Giáo Dục Và Đào Tạo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Mục tiêu của chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành
    Giáo dục và Đào tạo là trang bị cho giáo sinh, sinh viên sư phạm những kiến
    thức cơ bản về quản lý hành chánh Nhà nước và quản lý Ngành Giáo dục và
    Đào tạo để khi trở thành giáo viên có thể hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của
    một công chức Ngành Giáo dục và Đào tạo.
    Tài liệu học tập nầy Chúng tôi biện tập một số nội dung cơ bản cần thiết để giúp
    cho người học có thể nghiên cứu học tập được thuận lợi theo chương trình mà
    Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Một số nội dung mới chẳng hạn như
    thanh tra, luật giáo dục đã được cập nhật. Tuy nhiên một số văn bản khác còn
    đang chờ điều chỉnh chúng tôi vẫn giữ như củ, nếu như trong năm học có thay
    đổi giảng viên sẽ điều chỉnh cập nhật lại.
    Sau mỗi chương có các câu hỏi và tài liệu đọc thêm hướng dẫn người học tự
    đọc thêm và bước đầu vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Cuối
    cùng có các bài tập tổng hợp giúp cho sinh viên luyện tập, thực hành chuẩn bị
    thi kết thúc học phần.
    Mặc dù hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi sai sót, rất mong được sự thông
    cảm và góp ý giúp đỡ.


    Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC,
    QUẢN LÝ HÀNH CHÁNH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG VỤ,
    CÔNG CHỨC
    Những vấn đề cơ bản về nhà nước CHXNCN Việt Nam
    1.Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    (NNCHXHCNVN )
    ã Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân,
    vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng
    là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
    ã NNCHXHCNVN không chỉ là một cơ quan thống trị giai cấp, mà còn là bộ
    máy thống nhất quản lý xã hội về mọi mặt.
    * Các quan điểm mang tính nguyên tắc trong xây dựng và hoàn thiện
    NNCHXHCNVN
    ã Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, do dân và vì dân, lấy liên minh
    giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền
    tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của
    nhân dân, giữ vửng kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động
    xâm phạm lợi ích của Tổ quốc vá nhân dân.
    ã Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa cơ
    quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư
    pháp.
    ã Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động của Nhà
    nước.
    ã Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,
    quản lý xã hội bằng pháp luật, coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.
    ã Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
    2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp chế XHCN
    Khái niệm về pháp luật
    Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật ra đời do nhu cầu
    bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị và luôn luôn gắn liền với Nhà nước. Nó ra đời
    cùng với Nhà nước. là công cụ sắc bén nhất để thực hiện quyền lực Nhà nước,
    duy trì địa vị của giai cấp cầm quyền. Pháp luật là hệ thống các quy phạm do
    Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra
    pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cũng như Nhà nước, pháp
    luật là những yếu tố nằm trong thượng tầng kiến trúc xã hội. Pháp luật và nhà
    nước là những yếu tố mang tính quyết định để thiết lập cho xã hội một “ trật tự “.
    Nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
    Những yêu cầu
    ã Pháp luật phải thể hiện được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
    nước, phù hợp với yêu cấu của công cuộc đổi mới. Pháp luật phải thể
    hiện được ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của đa số nhân dân lao
    động. Đồng thời pháp luật phải đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội,
    tạo ra môi trường pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển nền
    kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường, theo định
    hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
    ã Đảm bảo tính thống nhất trong việc xây dựng, ban hành luật pháp và thực
    hiện pháp luật.
    ã Cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,
    các đoàn thể nhân dân, và mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật.
    ã Bảo đảm và bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân.
    ã Ngăn chận kịp thời và xử lý công minh mọi vi phạm pháp luật.
    3. Quản lý hành chánh nhà nước
    Khái niệm quản lý hành chánh nhà nước
    - Khái niệm quản lý
    Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển,
    hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý ( cá nhân hay tổ chức ) đối với các
    quá trình quản lý xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù
    hợp với quy luật, đạt mục đích đã đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản
    lý, với chi phí thấp nhất.
    - Khái niệm quản lý nhà nước
    Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà
    nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những
    chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật.
    - Nền hành chánh nhà nước. Có 3 yếu tố cơ bản sau:
    ã Thể chế
    ã Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy hành pháp.
    ã Đội ngũ cán bộ công chức và hệ thống công vụ.
    - Khái niệm quản lý hành chánh nhà nước
    Quản lý hành chánh nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự tác
    động có tố chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình
    xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan có tư cách pháp

    Tài liệu tham khảo
    1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa VI trình
    Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII. Kế hoạch phát triển kinh tế xã
    hội 5 năm 2001 – 2002
    2. Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và
    phương hướng phát triển GD từ nay đến năm 2010 (số 72/TLHN ngày
    20/6/2002 của Bộ chính trị)
    3. Chỉ thị số 34/2002/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về những
    nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2002 – 2004
    4. Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về
    phát triển GD và ĐT từ nay đến năm 2005 và đến 2010 (số 05/CTR-TU,
    ngày 4/9/2002)
    5. Chương trình hành động của ngành GD và ĐT An Giang từ nay đến năm
    2005 và năm 2010 (số 1278/KH-GDĐT, ngày 17/12/2003)
    6. An Giang một chặng đường hoa – Nhiều tác giả, NXB văn nghệ TP.Hồ
    Chí Minh, 2000.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...