Tiểu Luận Quản lý dự án

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Đặt vấn đề:
    Nông nghiệp nông thôn nước ta đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sản xuất lương thực. Đi kèm với sự phát triển ấy luôn là những thách thức mới lien tục nảy sinh. Vấn đề thiếu nước sinh hoạt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việc con người gây ô nhiểm môi trường làm cho nguồn nước sạch cung cấp cho chính họ càng khó khăn hơn. Nguồn nước ngọt tự nhiên có thể bị ô nhiểm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học là nguyên nhân đáng ngại nhất. NGười dân ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đăng rơi vào tình trạng này. Tuy điều kiện kinh tế, xã hội đang từng bước phát triển, cơ sở hạ tầng được nhà nước và Chính phủ quan tâm xây dựng và nâng cấp như các công trình điện đường, trường, trạm .song vấn đề nước sạch vẫn đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc.
    Chính vì vậy, để thuận lợi cho việc xin tài trợ cho Dự án nước sạch cho vùng từ tổ chúc ICCO, việc điều tra đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề khó khăn và giải pháp, xây dựng kế hoạch là những hoạt động cần thiết và quan trọng.
    II.Khung logic Dự án
    KHUNG LOGIC DỰ ÁN XÃ PHÚ ĐA
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu chung/ mục tiêu cụ thể/ kết quả/ hoạt động.
    [/TD]
    [TD]Chỉ tiêu giám sát/ đánh giá
    [/TD]
    [TD]Nguồn kiểm chứng
    [/TD]
    [TD]Giả định
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu chung:
    Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
    [/TD]
    [TD]-Đến tháng 12/2012, 95% hộ có nước sạch để sử dụng.
    -Đến tháng 12/2012 số người mắc bệnh liên quan đến đường ruột và bệnh ngoài da giảm từ 40% - 10%
    [/TD]
    [TD]-Báo cáo tiến độ hằng năm.
    -Báo cáo tổng kết dự án.
    -Số liệu thống kê của xã.
    -Báo cáo trạm y tế xã.
    -Khảo sát thực tế đời sống hộ.
    [/TD]
    [TD]-Không có thiên tai xảy ra.
    -Không có dịch bệnh lớn.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu 1:
    Cung cấp đủ nước sạch cho người dân.
    [/TD]
    [TD]-Đến tháng 12/2012, 95% số hộ có nước sạch để sử dụng.
    [/TD]
    [TD]-Báo cáo tiến độ hằng năm.
    -Báo cáo tổng kết dự án.
    -Khảo sát tình hình sử dụng nước sạch của hộ.

    [/TD]
    [TD]-Không có thiên tai lớn xảy ra.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả 1: Xây dựng được hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân
    [/TD]
    [TD]-Đến tháng 12/2012, 95% số hộ có đường ống dẫn nước đến tận nhà.
    -Có trạm cung cấp nước được xây dựng kiên cố
    [/TD]
    [TD]-Báo cáo kết quả của ban kiểm tra công trình
    -Báo cáo kết quả của dự án
    [/TD]
    [TD]-Giá vật liệu không tăng quá lớn.
    -Không có thiên tai lớn xảy ra.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các hoạt động để đạt được kết quả 1:
    -Huy động nguồn vốn tứ các tổ chức, địa phương, người dân






    -Thành lập ban quản lý dự án.



    -Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước.
    [/TD]
    [TD]-Tháng 4/2010, thu hút được 4 nguồn đầu tư.
    -Tháng 6/2010, dự án huy động được 5 tỷ đồng để xây dựng đường ống.
    -Đến tháng 6/2010 mỗi hộ có 2 triệu đồng để góp cùng dự án.
    -Đến tháng 6/2010 thành lập được ban quản lý dự án gồm 3 cán bộ chủ chốt và 5 cán bộ chuyên ngành.
    -Đến tháng 6/2011 xây dựng được 1000m đường ống.
    -Đến tháng 3/2012 xây dựng được 8000m đường ống dẫn nước đến từng hộ.
    [/TD]
    [TD]-Báo cáo tổng kết các nguồn đầu tư.
    -Báo cam kết đầu tư.
    -Khảo sát thực tế thu nhập của hộ.


    -Báo cáo tiến độ của dự án.
    -Báo cam kết giữa nhà đầu tư và các bên liên quan.




    -Khảo sát thực tế quá trình xây dựng công trình.
    -Báo cáo tiến độ của dự án.
    -Báo cáo tiến độ xây dựng.

    [/TD]
    [TD]







    -Không có thiên tai lớn xảy ra.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục tiêu 2:
    Nâng cao ý thức tốt trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

    [/TD]
    [TD]
    -2lần/tuần truyền thanh xã nói về chuyên đề BVMT.
    -Tháng 12/2010 đến tháng 6/2011 tổ chức được 4 buổi nói chuyện với người dân về BVMT.
    [/TD]
    [TD]
    -Báo các hoạt động của cán bộ thông tin xã.
    -Tham vấn ý kiến người dân.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả 2.1:
    Trình độ của người dân được nâng cao.
    [/TD]
    [TD]-90% các hộ tham gia vào các buổi tập huấn, nói chuyện.
    [/TD]
    [TD]-Tham vấn ý kiến người dân.
    -Biên bản các cuộc họp.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả 2.2:
    Xây dựng thói quen tốt.
    [/TD]
    [TD]
    -Tháng 12/2012 số người bị phạt về ô nhiễm môi trường giảm từ 10% đến 40%.
    -[SUP]3[/SUP]/[SUB]4 [/SUB]số thôn trong xã được công nhận là thôn văn hóa.
    -85% số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa.
    [/TD]
    [TD]
    -Báo cáo tình hình an ninh trật tự của xã.
    -Báo cáo của phòng văn hóa thông tin xã.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các hoạt động để đạt được kết quả 2.1:
    -Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên đề BVMT, CSSK .


    -Cung cấp các thông tin qua hệ thống truyền thanh của xã.
    [/TD]
    [TD]

    -Đến tháng 10/2011 tổ chức được 4 buổi nói chuyện với người dân về BVMT, CSSK .
    -2lần/ngày truyền thanh xã cung cấp các thông tin về KT, XH, VH, MT .
    -1lần/tuần truyền thanh thôn nói về chuyên đề ô nhiễm và bảo vệ MT.
    [/TD]
    [TD]

    -Tham vấn ý kiến người dân.
    -Báo cáo hoạt động của dự án.

    -Báo các hoạt động của cán bộ thông tin xã.
    -Báo cáo của trưởng thôn.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các hoạt động để đạt được kết quả 2.2:
    -Lồng ghép các thông tin về BVMT vào các buổi họp thôn.


    -Tổ chức mitting hưởng ứng công tác BVMT.

    -Tuyên dương những nhóm, cá nhân có ý thức tốt trong công tác BVMT.
    [/TD]
    [TD]

    -Lồng ghép 1-2 nội dung về BVMT vào các buổi họp thôn.


    -Đến tháng 12/2011 tổ chức được 2 buổi mitting với chủ đề BVMT.
    -Cứ 3 tháng tổ chức 1 buổi tổng kết khen thưởng cho những người có ý thức tốt về BVMT.


    [/TD]
    [TD]

    -Biên bản các cuộc họp thôn.



    -Tham vấn ý kiến người dân.


    -Báo cáo tổng kết của xã.
    [/TD]
    [TD]


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    III.Bối cảnh dự án:
    3.1: Tình hình Kinh tế, xã hội
    · Điều kiện tự nhiên:
    -Xã Phú Đa: Diện tích 2990ha, chia làm 3 vùng
    -Vùng phía tây: Trồng lúa chủ yếu ( 7500ha)
    -Vùng giữa chủ yếu là đất cát; khu dân cư trồng cây lâm nghiệp, nghĩa trang, nghĩa địa.
    -Phía đông: Giáp phía Tam Giang( trồng màu, lúa một vụ, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản )
    Tỷ lê hộ nghèo: 24.3%
    · Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,2%
    - Gía trị sản xuất nông, lâm nghiệp 8%
    - Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 20,3%
    - Dịch vụ: 22,3%
    - GDP 410 USD/người/năm
    · Tình hình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp
    - Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản 180,76tấn
    + Sản lượng nuôi: 72tấn( giảm50t)
    - Sản lượng lương thực: 5024tấn( giảm 300t)
    - Lúa: Diện tích gieo cấy: 1038ha
    Năng suất bình quân: 48,3tạ
    - Lạc: 35ha; năng suất 18ta/ha
    - Chăn nuôi: trâu 720 con
    Bò 698 con
    lợn 7510 con
    tổng đàn gia cầm:67000 con
    - Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng: 160ha(dự án 661)
    - Ngư nghiệp: Tổng sản lượng khai thác, đánh bắt 253,7tấn

    Nuôi 160 tấn Tôm :82.7 ha-ns:44.7t
    [​IMG][​IMG] Cá nước ngọt:56.55

    [​IMG][​IMG] Mô hình cá lúa Đông xuân :nuôi cá
    Hè thu: lúa
    · Dịch vụ -tiểu thủ công nghiệp:
    -Các ngàng nghề truyền thống : chàm nón, mộc dân dụng, rèn, may, xây dựng, thêu tay xuất khẩu .
    -Tình trạng thiếu lao động trẻ do đi làm xa ( thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp)
    · Giao thông thuỷ lợi : đầu tư xây dựng cơ bản: 1tỉ 194 triệu. Trong đó huy động từ nhân dân 193 triệu
    · Quy hoạch môi trường quản lí đất đai:
    + Năm 2007: quy hoạch khu trung tâm huyện, hình thành thị trấn Phú Đa
    +Khu công nghiệp mở rộng( gần 200 ha)
    · Văn hoá xã hội:
    -Giáo dục: + Có hai trường mẫu giáo
    + Có ba trường tiểu học
    + 1 trường trung học cơ sở
    + 1 trường trung học phổ thông
    + Năm học 2007 – 2008 huy động:
    392 hs vào tiểu học
    1321 hs vào trung học cơ sở
    3369 hs vào trung học phổ thông.
    · Chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
    - 98% số trẻ được tiêm chủng
    - 92% trẻ đươi 5 tuổi và bà mẹ được uống vitamin A
    - đạt 100% kế hoạch sử dụng biện pháp tránh thai(439 chị)
    - tỉ suất sinh :giảm 95%
    - tăng dân số:1,32%
    - suy dinh dưỡng :20,4%
    · Tài chính ngân sách:
    - tổng thu ngân sách: 1,1 tỉ đồng
    - chi ngân sách:833 triệu (11 tháng)
    - chương trình xoá nhà tạm:27 cái
    - bê tông hoá giao thông nông thôn, kênh mương: 4km
    - xuất khẩu lao động: hạn chế 7/30 kế hoạch
    · Tổ chức hành chính:
    - có 3 hợp tác xã(2 nông nghiệp, 1 thức ăn thuỷ sản)
    - các tổ chức hội:nông dân ,phụ nữ,hội cựu chiến binh .
    - có 19 cán bộ biên chế( 7 công chức chuyên môn, còn lại là cán bộ chuyên trách)
    Xã Phú Đa, huyện Phú Vang là một trong những xã ven phá nên ở đây luôn có các dự án đầu tư phát triển đặc biệt là về nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng và năng suất ổn định, tương đối cao. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, việc phòng trừ các loại dịch hại chưa được chú trọng. Bà con sử dụng các biện pháp phòng trừ không có sự hướng dẫn cụ thể nên không mang lại kết quả mong muốn và gây ra nhiều vấn đề khác như ô nhiểm đất, ô nhiểm nước
    Song song với trồng trọt là chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn thu quan trọng góp phần giải quyết những chi tiêu hàng ngày của người dân. Tuy nhiên các hoạt động này thường có quy mô nhỏ.
    Mạng lưới cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng cơ bản phát triển khá đồng bộ, xã có chợ, là nơi giao lưu buôn bán trong và ngoài xã. Mạng lưới giao thông lien thôn, lien xóm đa số được bê tong hóa thuân lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa.
    3.2 Tình trạng nước sinh hoạt tại xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
    § Nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm, chủ yếu từ chất thải sinh hoạt của dân cư trong vùng, từ các hoạt động như chăn nuôi, trông trọt, nước òn bị ô nhiểm do hóa chất thuốc Bảo Vệ Thực Vật. Bên cạnh đó do nằm ven phá nên một số diện tích nhiễm mặn và một số diện tích nhiễm phèn, làm hạn chế nguồn nước ngầm có thể sử dụng cho sinh hoạt.
    § Phần lớn các hộ gia đình không được kết nối với hệ thống cống rãnh, hệ thống cống rãnh ở đây chủ yếu là do người dân tự tạo nên chất lượng kém, khả năng tiêu thoát yếu.
    § Những người gây ra ô nhiễm không được kiểm soát, rác thải chưa được tập trung xử lý.
    § Nhiều chất thải rắn đổ xuống kênh mương, ý thức người dân chưa cao nên hầu như rác thải được đổ thẳng ra môi trường, chủ yếu là xuống các ao hồ kênh rạch làm ô nhiểm nước mặt. Nước thải dùng để tưới cây trồng không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.
    § Cơ quan bảo vệ môi trường làm việc không hiệu quả và nghiêng theo lợi ích kinh tế. Một số mô hình thực hiện không tính đến vấn đề môi trường nên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là các loại hình nuôi tôm trên cát, làm ô nhiểm nghiêm trọng nguồn nước.
    § Ở xã Phú Đa, nước sinh hoạt khá khan hiếm, bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chính điều này làm tăng số người bị ốm và mắc bệnh do nước bẩn gây ra, đặc biệt các gia đình nghèo và trẻ em dưới 5 tuổi.
    IV: Những khó khăn trở ngại của xã:
    Qua quá trình điều tra, địa phương gặp những vấn đề khó khăn trong thực hiện dự án. Những tồn tại chủ yếu đó là
    Năng lực quản lý của cán bộ địa phương thấp.
    Thiếu hệ thống truyền thanh cơ sở.
    Thiếu nước sạch cho sinh hoạt của người dân.
    4.1: Năng lực quản lý của cán bộ địa phương còn thấp:
    Thực tế cho thấy rằng, cán bộ thôn ở đây đều hầu hết hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chỉ đạo. Trong khi đó vấn đề nước sạch ở nông thôn còn là một vấn đề khá mới mẻ không chỉ với người dân mà còn cả với cán bộ quản lý. Để thực hiện tốt kế hoạch của Dự án trong thời gian tới, cần năng cao năng lực chuyên môn, quản lý của đội ngủ cán bộ thôn xã. Sự hổ trợ về bên ngoài cà về kiến thức chuyên môn và tài chính trong các khóa tập huấn về môi trường và nước sạch là hết sức cần thiết.
    Cán bộ địa phường chủ yếu được chọn từ những người dân tiêu biểu, được tham gia tập huấn về lý luận là chủ yếu, ít được làm quen và tập huấn về mảng quản lý dự án và phát triển cộng đồng. Họ chưa biết cách huy động những nguồn lực sẵn có của địa phương cũng như tiếp nhận những sự hổ trợ từ bên ngoài.
    4.2 Thiếu hệ thống truyền thanh cơ sở:
    Hệ thống thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một cộng đồng. Vấn đề môi trường và nước sạch đang là một vấn đề có tính thời sự trong nước và trên thế. Trong xu thế chung của toàn xã hội, khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại. Nếu người dân chậm tiếp cận sẻ trở nên lạc hậu. Thông qua hệ thống thông tin họ có thể nhận thấy được các yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân làm cho nước ngày càng ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng của ô nhễm nước đồi với sức khỏe của chính họ, từ đó họ có thể hiểu tầm quan trọng của dự án khi được triển khai ở địa phương.
    Hiện nay ở địa phương 100% hộ sự dụng điện, tuy nhiên hệ thống thong tin lien lạc ở thôn còn hạn chế, cơ sở cũ kỹ, hệ thống Internet chưa đến được với người dân, vì vậy thong tin của người dân thường thiếu và không được cập nhật.
    4.3 Thiếu nước sạch cho sinh hoạt
    Nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương phụ thược chủ yếu vào nguồn nước ngầm tuy nhiên nguồn nước ngầm này không đảm bảo vệ sinh, do địa hình ven phá, diện tích hẹp, đât canh tác, sinh hoạt cũng như diện tích mô mã xem kẻ nhau. Thêm vào đó là vấn đề ô nhiểm do chất thải sinh hoạt, nhiều hộ chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Đây cũng chính là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước và lây lan dịch bệnh
    Vì vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước ở địa phương sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và công trình sẻ được sử dụng có hiệu quả cao.
    V. Mục đích và mục tiêu của dự án:
    (Khung logic của dự án)
    VI. Các hoạt động của dự án và kết quả mong đợi:
    6.1 Thành lập Ban Quản lý và nâng cao năng lực
    a. Biện minh
    Nước sạch và môi trường là vấn đề mới đối với địa phương này họ chỉ quan tâm đến các hoạt động tạo thu nhập, vì vậy khi thực hiện dự án này gặp rất nhiều khó khăn. Ở đây cũng chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm về nước sạch và môi trường, Để thuận lợi cho dự án được thực hiện thì việc thành lập Ban quản lý nước sạch và môi trường là rất quan trọng. Thông thường các hoạt động về kinh tế xã hội đều có các tổ chức quản lý, riêng tổ chức quản lý về môi trường và nước sạch thì vẫn còn rất mới mẻ. Vì vậy những người được tham gia vào các tổ chức này còn hạn chế về năng lực cũng như các kiến thức trong lĩnh vực. Chính vì thế nên việc tiến hành các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý, gửi đến các trung tâm đào tạo và tổ chức tham quan học hỏi nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ dự án các cấp là điều kiện cần thiết giúp họ thực hiện tốt dự án và quản lý các hoạt động của cộng đồng sau này.
    b. Hoạt động
    -Tập huấn:
    Đối tượng tham gia là ban quản lý dự án xã và các cán bộ thôn ã. Ban quản lý dự án huyện và cán bộ một số phòng ban, nhất là phòng Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến Nông và các tổ chức xã hội của huyện. Kế hoạch tập huấn cụ thể như sau:


    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [TD]Số lớp
    [/TD]
    [TD]Thời gian
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1

    [/TD]
    [TD]Lập kế hoạch Dự Án
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Năm 1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Giám sát và Đánh giá
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Năm 1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Kỹ năng viết báo cáo
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Năm 1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Phát triển cộng đồng
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Năm 2
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    -Chỉ số đánh giá
    +100% cán bộ quản lý dự án được tập huấn.
    +Nội dung tập huấn cụ thể, sát thực và được học viên áp dụng hiệu quả vào các hoạt động của dự án cũng như công tác quản lý tại địa phương.
    +Tiến hành được 4 lớp tập huấn.
    6.2 Nâng cao năng lực cho người dân trong đời sống sinh hoạt, sản xuất đảm bảo về mặt môi trường và nguồn nước.
    a.Biệnminh:
    Các hoạt động của người dân đều ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Trình độ của người dân tham gia dự án còn hạn chế, khả năng nhìn nhận về mức độ quan trọng về môi trường và nguồn nước còn hạn chế, nhất là trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt. Đối với hoạt động chăn nuôi, học chỉ hoạt động theo tập tính, tập quán của mình, ít chú ý đến nguồn chất thải từ hoạt động này. Vị trí chuồng trại cũng không được bố trí hợp lý. Đối với hoạt động trông trọt cũng cần sử dụng hóa chất phù hợp, được phép với mức độ nhất định. Vì thế việc tổ chức các lớp học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ nguồn nước là cần thiết. Các lớp học này giúp nâng cao khả năng hiểu biết của người dân, làm giảm ô nhiểm nước, thông qua đó hướng người dân đến việc sự dụng nước tiết kiệm, và đây cũng là cách thức gián tiếp để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
    Hoạt động này sẻ được triển khai trên toàn xã và sẻ ưu tiên hơn cho các hộ dân thuộc dự án nhưng phải chú trọng hơn nữa việc nâng cao năng lực cho cộng đồng xã.Và đặc biệt ưu tiên cho nhóm nòng cốt hay nhóm sở thích để tăng tính bền vững cho các hoạt động khi dự án kết thức.
    Việc tổ chức Meeting nhằm giới thiệu rộng rãi đến tất cả người dân về việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước. Thu hút sự quan tâm của người dân. Trong Meeting kết hợp khen thưởng những cá nhân và tập thể có những hoạt động tích cực trong công tác. Việc này khuyên khích sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng. Tạo ra không khí thi đua và nâng cao khả năng thành công của Dự án.
    b. Hoạt động:
    Hoạt động tập huấn sẻ tổ chức theo hai cấp.
    Một là các cán bộ tư vấn của CRD sẽ tập huấn cho nông dân nòng cốt. Đào tạo những nông dân này trở thành những người có thể trở thành hạt nhân điển hình trong cộng đồng, giởi về kỷ thuật sản xuất và có khả năng hướng dẫn, tập huấn lại cho những nông dân khác. Nhu vậy nó không những thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhanh mà còn có thể duy trì thành quả của dự án sau khi dự án kết thức.
    Hai là, các cán bộ chuyên trách của CRD sẽ giúp cho những nông dân nòng cốt tập huấn lại cho các hộ khác. Để tổ chức tốt hoạt động này, cán bộ CRD sẻ chuẩn bị nội dung, biên soạn tài liệu và chuẩn bị các kiến thức khác cho nhóm nông dân nòng cốt. Đồng thời góp vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và tổ chức cho các lớp học. Trong quá trình tập huấn, cán bộ CRD sẽ đóng vai trò hổ trợ thúc đẩy cho các lớp học nhằm giúp cho nông dân nòng cốt có thể hướng dẫn, tập huấn lại có hiệu quả cho các hộ ở địa phương. Vào giai đoạn cuối của dự án, nông dân nòng cốt có thể tự mình tập huấn hay hướng dẫn cho các hộ mà không cần sự giúp đỡ của CRD.
    *Tuyên truyền về sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường:
    Để ý thức bảo vệ môi trường và nước sạch hay bảo vệ sức khỏe cho bản than được ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, tức là bảo đảm tính bền vững cho dự án, dự án cần tổ chức các buổi tuyên truyền ở các thôn trong xã. Bởi môi trường và nước sạch không chỉ mới đối với ban quản lý mà còn mới đối với người dân, nơi mà sức khỏe người dân chưa được quan tâm.
    Dự án sẻ tổ chức 2 buổi tuyên truyền trong toàn xã. Đối tượng tham gia là đại diện các thôn, các tổ chức đơn vị và quan trọng hơn là sự có mặt của người dân trong các thôn, hưởng và không được hưởng lợi từ dự án.

    [TABLE="width: 444, align: center"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Hoạt động
    [/TD]
    [TD]Số lớp
    [/TD]
    [TD]Số người tham gia
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Tập huấn BVMT, nước sạch
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Meeting
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    6.3 Xây dựng hệ thống thông tin
    a. Biện minh:
    Là xã có địa bàn tương đối rộng, dân cư lại sống rải rác không tập trung, trong có các thôn định cư mới ven phá nên thông tin thường chậm cập nhật. Từ trước đến nay thông tin chỉ được thong báo ở xã hoặc thông qua các trưởng thôn, vì vậy cơ hội tiếp cận của người dân với thông tin còn hạn chế. Bên cạnh đó việc đưa hệ thống thông tin vào hoạt động đồng bộ ngoài việc chuyển tải những thông tin, chủ trương, chính sách một cách kịp thời , nhanh chóng, rộng rãi thì nó còn góp phần trong việc tuyên truyền tới người dân. Phổ biến lịch thời vụ, dịch bệnh, cũng như giáo dục người dân trong bảo vệ môi trường. Ngoài ra nó còn đưa lại nét văn minh nông thôn, sử dụng phục vụ cho các phong trào văn hóa văn nghệ khác.
    b. Hoạt động:
    Tiến hành xây dựng trạm thu phát đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Đầu tư một hệ thống thu phát và các loa đặt tai các thôn. Trang cấp lại hệ thống dây dẫn.
    6.4 Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch
    a.Biện minh:
    Như hiện nay, vấn đề nước sạch là một tong những vấn đề bức xúc của người dân trong xã. Từ bao đời người dân chử yếu dựa vào các nguồn nước ngầm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà nguồn nước này đang ngày càng bị ô nhiểm. Chất thải do sinh hoạt của con người, ô nhiểm nước do hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Ô nhiểm do nước thải chăn nuôi, từ hệ thống kênh mương ít được duy tu, nhà vệ sinh không hợp tiêu chuẩn. Ngoài các nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhân khách quan như nhiểm mặn từ đầm phá, ô nhiểm do khu dân cư gần với nghĩa trang
    Trước thực tế cấp bách đó, thì việc xây dựng tại địa phương một nhà máy cấp nước quy mô nhỏ để cung cấp cho người dân là rất cần thiết. Nó không những giải quyết nhu cầu thiếu nước sạch trực tiếp của người dân, mà thông qua đó còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lê mắc bệnh đặc biệt ở phụ nữ, trẻ em và người già.
    b. Hoạt động:
    -Xây dựng Trạm xử lý nước quy mô nhỏ
    Đây là hoạt động cần thiết nhất và nó góp phần giải quyết trực tiếp vấn đề đang tồn tại ở địa phương. Dự án sẻ, thiết kế xây dựng, hổ trợ kinh phí thực hiện công trình. Người dân đóng vai trò giám sát.
    - Lắp đặt hệ thống ống dẫn:
    Hệ thống này có tác dụng dẫn nước đã được xử lý từ trạm về các khu dân cư. Kinh phí thực hiện được chia theo tỷ lệ Dự án 70%, người dân 30%. Bên cạnh đó người dân hổ trợ công lắp đặt đường ống.
    - Lắp đặt hệ thống dẫn nước từ ống chính vào gia đình.
    Chi phí đường ống sẽ được tính theo tỷ lệ 30% dự án và 70% người dân. Các đối tượng hưởng lợi đăng ký với ban quản lý dự án, cùng với dự án để tiến hành đo đạc và lắp đặt.
    Chi phí duy trì công trình và hệ thống:
    Người dân trả tiền theo lưu lượng nước sử dụng. Trong 2 năm đầu, dự án hổ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng. Những năm sau, kinh phí bảo dưỡng lấy từ ngân sách xã.
    6.5: Huy động sự tham gia của người dân
    a. Biện minh:
    Đây là một dự án phát triển, chính vì vậy sự tham gia của công đồng vào quá trình thành lập, xây dựng và điều hành dự án có ý nghĩa quan trọng. Nâng cao vai trò năng lực của cộng đồng, giúp cho dự án dể đến với người dân, từ đó tiến hành thuận lợi. Việc người dân đóng góp một phần kinh phí và công xây dựng sẽ giúp nâng cao ý thức làm chủ của cộng động, phát huy tính tự lực, đoàn kết trong cộng đồng. Huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân cùng với các tổ chức chứng tỏ sự dân chử trong việc thực hiện. Bảo đảm cho dự án được tiến hành một cách công khai và minh bạch.
    Bên cạnh đó , người hưởng lợi trực tiếp là người dân trong cộng đồng chính vì vậy sự tham gia đóng góp của người dân là một phần tất yếu trong chiến lược của dự án.
    b. Hoạt động:
    -Tiến hành các buổi họp nói chuyện về bảo vệ môi trường, vai trò nước sạch, tác động của dự án.
    -Lấy danh sách đăng ký hộ tham gia, thống nhất các khoản thu chi. Lập danh sách gửi cho ban quản lý dự án và chính quyền xã.
    VII Cơ cấu tổ chức dự án
    7.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức dự án:

    [​IMG]
    Đồng chủ dự án(phó chủ tịch xã+Trưởng công tác của CRD

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 3, align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Phó chủ dự án

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]





    [​IMG]







    7.2 Hệ thống báo cáo:
    - Báo cáo hàng tháng: các nhóm trưởng phải báo cáo kết quả thực hiện dự án trong tháng thong qua các cuộc họp thường kỳ vào ngày 30 của tháng. BQL dự án gửi cho văn phong CRD tại địa phương. Văn phong CRD có trách nhiệm tổng hợp các báo cáo bằng văn bản.
    -Báo các quý: hàng quý văn phòng CRD chịu trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện dự án và những hoạt động của quý tới.
    -Báo cáo tài chính và tiến độ (1 năm 1 lần): Xã phải viết báo cáo về tài chính và báo cáo cho văn phong CRD bằng văn bản. Văn phòng CRD phải chịu trách nhiệm tổng hợp co CRD và ICCO.
    VIII. Cơ quan thực hiện
    8.1 Vai trò và nhiệm vụ các bên lien quan dự án
    -Trung tâm Phát Triển Nông Thôn:CRD là cơ quan thực hiện, giám sát, điều phối các hoạt động của dự án thong qua văn phòng dự án, chịu trách nhiệm thường xuyên báo cáo với cơ quan tài trợ về hoạt động của dự án.
    -Văn phòng CRD: là cơ quan trực tiếp và điều phối các hoạt động của dự án thong qua ban quản lý dự án xã, tư vấn và hướng dẫn kỷ thuật cho người được hưởng lợi.
    -BQL dự án cấp xã: là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chưc thực hiện dự án, thường xuyên báo cáo với chính quyền và địa phương về các hoạt động của dự án.
    -Người hưởng lợi: là ngươi thực hiên các hoạt động của dự án và chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của dự án.
    8.2 Cơ chế tài chính của dự án
    -CRD là chủ dự án, tất cả các hoạt động của dự án phải có kế hoạch cụ thể, rõ rang thông qua văn phòng của CRD và phải được phê duyệt. Sau đó CRD chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của các xã. Khi BQL xã rut tiền để chi vào việc gì đó cần có sự đồng ý thống nhất của văn phòng CRD.
    -Các văn bản lien quan đều được copy thành 3 bản: BQL xã giữ 1 bản và gửi cho CRD 2 bản. Các hóa đơn chứng từ gốc phải được lưu giữ.
    8.3 Cơ chế giám sát
    BQL DA xã và người hưởng lợi là những người thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của dự án. CRD chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc kiểm tra giám sát dự án. Ngoài ra chính quyền và nhân dân địa phương cũng sẻ góp phân tích cực vào việc giám sát các hoạt động của DA.
    IX. Dự toán kinh phí
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...