Đồ Án Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    ​Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp của của nước ngoài ở Việt Nam những năm qua diễn ra rất sôi động và đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Đầu tư nước ngoài đã thể hiện vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế đối ngaọi nói riêng ,góp phần tích cực bổ sung nguồn vốn đầu tư , đổi mới công nghệ, mở mang thị trường, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo nhiều việc làm cho xã hội , thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng chức năng hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn mới mẻ đối với Việt Nam và trong khi ta chưa có kinh nghiệm trong hoạt động này thì những thiếu sót hay hạn chế trong quản lý chắc chắn sẽ không tránh khỏi, gây những thiệt hại cho nhà nước Việt Nam nói riêng và các đối tác Việt Nam. Do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về lý luận, tổng kết thực tiễn, nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách, cơ chế của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề cấp bách hiện nay. Báo cáo thực tập: “Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhằm góp phần vào những cố gắng chung, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư với nước ngoài của nước ta trong giai đoạn mới.
    Mục đích của báo cáo này là phân tích về thực trạng cơ chế quản lý tổ chức, về tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) tại Việt Nam trong những năm qua, từ đó đề xuất một số quan điểm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
    Kết cấu của báo cáo thực tập gồm 3 chương:
    Chương I: Nêu lên những vấn đè chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
    Chương II: Nêu lên vấn đề quản lý dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Chương III: Đề cập đến các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

    Chương I: Những vấn đề chung
    i. KHái niệm chung
    1. sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Hiện nay trên thế giới đã và đang tồn tại một cách khách quan những nước giàu và nước nghèo hay nói cách khác là nước chậm phát triển và nước phát triển. Khi có sự khác biệt giữa khả năng kinh tế và tài chính giữa các nước thì lúc này các nước phát triển xảy ra hiện tượng dư thừa vốn, công nghệ và lợi nhuận giảm, còn các nước đang phát triển lại rơi vào tình trạng thiếu vốn và công nghệ mới, thiếu kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, theo tính tất yếu của cơ chế thị trường, cung và cầu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý gặp nhau. Đó chính là hiện tượng các nước phát triển đưa vốn và công nghệ ra nước ngoài nhằm mục đích sinh lời và kéo dài tuổi thọ của công nghệ. Trong khi đó các nước đang phát triển chỉ mới có lực lượng lao động đồi dào với giá rẻ, nguồn tài nguyên phong phú chưa được khai thác triệt để do chưa có vốn và công nghệ phù hợp để khai thác tốt hai nguồn lực này. Đây là một môi trường đầu tư đầy triển vọng của các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm làm tăng lợi nhuận cho mình trong hoạt động đầu tư nước ngoài.
    Trong quá trình đầu tư , các nhà đầu tư cố gắng hạ thấp chi phí để tăng lợi nhuận cao nhất. Muốn làm được điều đó buộc họ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để mở rộng cơ hội tối đa hoá lợi nhuận khi đầu tư vào những nước chậm phát triển, họ tiết kiệm được rất nhiều chi phí như chi phí đổi mới công nghệ, chi phí thanh lý công nghệ, chi phí lao động chất xám , lao động phổ thông, trong khi đó lại được ưu đãi về thuế (Thuế doanh thu , thuế xuất nhập khẩu .) đồng thời lợi nhuận được đảm bảo bởi các chính sách kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư .
    Với lý do trên thì quá trình đầu tư nước ngoài thực chất là quá trình di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nước này sang nước khác tạo ra sự ổn định trên toàn thế giới.
    2. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

    Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Đàu tư nước ngoài đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Tất cả các nước trên thế giới đều phải tham gia vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, biến mỗi nền kinh tế quốc gia thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Các quôc gia tuy độc lập về mặt chính trị nhưng về mặt kinh tế lại phụ thuộc lẫn nhau, các nước cùng hợp tác phát triển để cùng nhau đi đến cái đích đó là sự thinh vượng của thế giới . Với ỹ nghĩa đó đầu tư nước ngaòi là một mắt xích quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau.
    Đối với Việt Nam, từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa đến nay, đầu tư nước ngoài trong đó gồm viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
    Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn ODA đã giúp Việt Nam xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đáng kể, đây là một yêú tố quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư , bởi vì theo kinh nghiệm của một số nước trong khiu vực và trên thế giới, một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn nước đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là cơ sở vật chất hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng về giao thông, thông tin liên lạc là quan trọng nhất.
    Với chính sách cởi mở, thông thoáng và vị trí của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị ngày càng được khẳng định, cộng đồng quốc tế đã thực sự tin tưởng vào tương lai của Việt Nam, vào chính sách mở cửa, sự cam kết tiếp tục đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước ta, và do đó tiếp tục cho vay những khoản vốn ODA lớn hơn.
    Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA này lại là một vấn đề lớn đối với Việt Nam hiện nay. Nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện một cách thiếu hiệu quả, nhiều dự án bị thất thoát vốn với tỷ lệ lớn . Điều này không những làm thiệt hại cho nền kinh tế đất nước khi phải bỏ ra một khoản vốn lớn để sửa chữa, nâng cấp những dự án ODA không đạt yêu cầu mà còn là một gánh nặng nợ nần trong tương lai khi các công trình không thể thu hồi được vốn như kế hoạch.
    Như vậy chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của ODA trong công cuộc phát triển kinh tế nhưng điều quan trọng hiện nay là làm sao sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả hơn, từ đó chúng ta có thể tạo ra một nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI - nguồn vốn quan trọng nhất từ bên ngoài.
    Cho đến hết tháng 6/2002, Việt Nam đã thu hút được gần 49 tỷ USD vốn FDI , với vốn đã thực hiện là hơn 19 tỷ USD. Với nguồn vốn này, Việt Nam đã thực sự đạt được những bước tiến đáng kể trong công cuộc hội nhập quốc tế và thu hẹp khoản cách với các nước phát triển.
    FDI đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các sản phẩm Việt Nam với thị trường thế giới, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế nhanh hơn , thuận lợi hơn.
    FDI với công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nước ta trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản du lịch, hàng không, dầu khí. Các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam, giúp các xí nghiệp trong nước nỗ lực với môi trường công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
    FDI đã cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất lượng tốt, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả.
    FDI cung cấp nhiều việc làm cho nền kinh tế, góp phần đào tạo một đội ngũ các nhà doanh nghiệp và công nhân có trình độ và sự say mê nghề nghiệp.
    FDI tạo dựng được những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tình hình mới, góp phần làm cân bằng bên trong về nhu cầu vốn đầu tư , việc làm cho người lao động, cán cân thanh toán.

    [​IMG]
     
Đang tải...