Tiến Sĩ Quản lý đội ngũ giảng viên trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUÂN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cạnh tranh kinh tế
    giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới
    công nghệ để tăng năng suất lao động, điều đó đã và đang đặt ra vị trí mới cho
    giáo dục. Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh nhân văn
    hóa tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với
    từng con người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong
    việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của đất nước và tạo cơ hội học tập
    cho mỗi người dân. Giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi
    quốc gia. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các
    nước tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường,
    cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền
    kinh tế.
    Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giáo dục đại học có vai trò đặc biệt
    quan trọng, là trụ cột của nền giáo dục mỗi nước. Thời đại đang chứng kiến vị
    thế nổi bật của giáo dục đại học. Hầu hết các trường đại học trên thế giới đang
    tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo,
    nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức.
    UNESCO đã tổ chức những hoạt động tập trung trí tuệ suy nghĩ về một nền
    giáo dục cho thế kỷ XXI: Hội nghị về giáo dục cho mọi người tại Jomtien,
    Thái Lan 1990; Hội nghị thế giới về giáo dục Đại học họp tại Paris tháng 10
    năm 1998; Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỷ XXI Jacques Delors công
    bố công trình “Học tập - một kho báu tiềm ẩn”.
    Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH. Đó là
    nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trên con đường thực
    hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Trong quá trình đó, con người là nhân tố quyết định sự thành công hay
    thất bại. Để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển
    nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vị trí quốc sách hàng
    2
    đầu của giáo dục và đào tạo với các chức năng cơ bản là: nâng cao dân trí, đào
    tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
    thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Phương
    hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, trong đó mục tiêu
    tổng quát của Chiến lược là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
    thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân
    chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
    nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ
    vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền
    đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” Văn kiện Đại hội đại
    biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc
    sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
    chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó,
    đổi mới cơ chế QLGD, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
    Nghị quyết số 29 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
    yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã
    đưa ra giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu
    đổi mới giáo dục và đào tạo là: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
    dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển
    kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện
    chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, Giảng viên
    cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng
    nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về
    nghiệp vụ quản lý”.
    Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế -
    xã hội 2011 - 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm
    2011 - 2015, Chính phủ đã có Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 ban
    hành Chương trình hành động của Chính phủ. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT
    ngày 04/5/2012 ban hành Chương trình hành động của Bộ giai đoạn 2011 - 2016
    với mục tiêu chung là: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
    hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;
    Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn
    nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục
    toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách
    mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công
    nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội; phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, hài
    hòa, đảm bảo công bằng xã hội tương ứng với các điều kiện đảm bảo chất lượng
    giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
    Xuất phát từ thực tế và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với đào tạo và cung
    cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành, trong thời gian 10 năm qua, Bộ
    Công thương đã quy hoạch và nâng cấp thành công 8 trường cao đẳng trở
    thành trường đại học. Đây là 08 cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Công
    thương, gồm có: ĐHCN thành phố Hồ Chí Minh, ĐHCN Hà Nội, Đại học
    Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, ĐHCN Quảng Ninh, ĐHCN thực phẩm thành
    phố Hồ Chí Minh, ĐHCN Việt - Hung, Đại học Sao đỏ, ĐHCN Việt Trì.
    Là một bộ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, Bộ Công



    thương đang đứng trước những nhiệm vụ to lớn và rất khó khăn, đi đầu trong
    việc nâng cao năng suất lao động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược
    của Đảng và Nhà nước.
    Muốn vậy, ngành Công thương phải có được một đội ngũ nhân lực đông
    đảo, có trình độ cao, giỏi về thực hành. Nhiệm vụ này thuộc về các trường đào
    tạo trực thuộc Bộ, trong đó nòng cốt các trường đại học.
    Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng mang tính đặc thù, các trường đại
    học trực thuộc Bộ Công thương đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức,
    đặc biệt là ĐNGV còn thiếu và yếu so với yêu cầu: tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư,
    tiến sĩ trên tổng số giảng viên còn thấp; thiếu giảng viên đầu đàn và các
    chuyên gia đầu ngành; hoạt động NCKH và HTQT chưa đồng bộ, hiệu quả
    thấp; sự đổi mới công tác quản lý nhà trường diễn ra còn chậm, chưa theo kịp tình hình mới. Việc đánh giá đúng thực trạng các trường đại học trực thuộc Bộ
    Công thương để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý ĐNGV đáp ứng yêu cầu
    mới là rất cần thiết và cấp bách.
    Trở thành trường đại học khi toàn bộ hệ thống GD&ĐT, đặc biệt là
    GDĐH bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện cùng với tính đặc thù
    riêng khiến cho các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương đang đứng
    trước những thách thức to lớn. Để đào tạo có chất lượng theo định hướng nghề
    nghiệp ứng dụng, trong bối cảnh hiện nay các trường đại học này cần phải tìm
    ra giải pháp để củng cố và phát triển các nguồn lực nói chung, phát triển
    ĐNGV nói riêng thì sau một khoảng thời gian nhất định mới có thể xây dựng
    được ĐNGV có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mình. Đó chính là
    nhu cầu khách quan và chủ quan, nhu cầu bên trong và bên ngoài đối với các
    trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh hiện nay. Việc
    nghiên cứu đưa ra các giải pháp quản lý ĐNGV của các trường đại học này là
    cần thiết cho bản thân các trường, cho Bộ Công thương, cho đất nước và đóng
    góp vào kinh nghiệm chung của ngành.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn ĐNGV và quản lý ĐNGV, làm cơ
    sở để đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý ĐNGV và các giải pháp quản lý
    ĐNGV các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương trong bối cảnh hiện
    nay theo tiếp cận quản lý NNL dựa vào CLPT nhà trường và tiếp cận NLĐN.
     
Đang tải...