Luận Văn Quản lý điểm sinh viên theo học chế tín chỉ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 4/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Quản lý điểm sinh viên theo học chế tín chỉ


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    LỜI NÓI ĐẦU . 4
    1.1. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG CẤU TRÚC . 5
    1.1.1. Các khái niệm về hệ thống thông tin 5
    1.1.2. Tiếp cận phát triển hệ thống thông tin định hướng cấu trúc . 7
    1.2. THIẾT KẾ CSDL QUAN HỆ . 8
    1.2.1. Mô hình liên kết thực thể E-R 8
    1.3. CÔNG CỤ ĐỂ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 9
    1.3.1. Hệ QTCSDL SQL SERVER 2005 . 9
    1.3.2. NGÔN NGỮ VB.NET . 12
    1.3.2.1. Sơ lược về VB.NET . 12
    1.3.2.2. Giới thiệu Visual Basic .Net 12
    1.4. CÔNG CỤ ĐỂ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 16
    1.4.1. Hệ QTCSDL SQL SERVER 16
    1.4.2. Ngôn ngữ VISUAL BASIC.NET . 19
    1.4.2.1 Giới thiệu 19
    1.4.2.2 Đặc điểm môi trường .NET 19
    Để mọi ngôn ngữ lập trình sử dụng được các dịch vụ cung cấp bởi .NET Framework, Microsoft tạo ra
    1 tiêu chuẩn chung cho ngôn ngữ lập trình gọi là Common Language Specifications (CLS). Tiêu chuẩn
    này giúp các chương trình biên dịch (compilers) làm việc hữu hiệu. Microsoft sáng chế ra Visual
    Basic.NET (VB.NET), Visual C++.NET và C# (đọc là C Sharp) cho nền .NET Framework và cũng
    không quên phổ biến rộng rãi CLS trong Công Nghệ Tin Học giúp các ngôn ngữ lập trình khác làm
    việc trong nền .NET, tỷ như: COBOL.NET, Smalltalk.NET, 20
    CHƯƠNG 2 : MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP 21
    2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA: 21
    2.1.1 Tín chỉ (Credit) 21
    2.1.2 Giờ tín chỉ 21
    2.1.3 Học phần(có mã số riêng) . 21
    2.2 Tiêu chí đánh giá kết quả học tập . 21
    2.3 ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ KHỐI LƯỢNG HỌC TẬP . 22
    2.3.1 Kế hoạch học tập toàn khóa 22
    2.3.2 Đăng ký khối lượng học tập học kỳ 22
    2.3.4 Đăng ký bổ sung. 23
    2.3.5 Đăng ký học lại . 24
    2.4 CHỨC NĂNG HỆ THỐNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 24
    2.4.1 QUẢN LÝ HỆ THỐNG 24
    2.4.2 BÁO CÁO . 25
    2.4.3 CẬP NHẬT . 25
    2.4.5 TÌM KIẾM 25
    2.4.5 TRỢ GIÚP . 25
    3. CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH . 26
    3.1 Chức năng quản lý thông tin chung 26
    3.2 Chức năng quản lý kết quả học tập 26
    3.3. Sơ đồ mức ngữ cảnh 28
    3.4. Sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý điểm sinh viên . 29
    3.5. Sơ đồ Mức Đỉnh 30
    3.6 MÔ HÌNH CÁC BẢNG . 31
    4. SƠ ĐỒ LIÊN KẾT BẢNG (E-R) TRONG CSDL . 36
    6. GIAO DIỆN VÀ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH . 45
    6.1 Menu chương trình được thể hiện như sau: 45
    6.2 Thiết kế giao diện chính . 47
    7. Kết Quả Chương Trình . 57
    KẾT LUẬN 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    LỜI CAM ĐOAN 66


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây việc phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) và việc áp
    dụng CNTT vào đời sống đã có những bước chuyển biến đáng kể. Tin học đã và đang
    thâm nhập vào hầu hết các vấn đề trong xã hội. Các bài toán quản lý lâu nay vẫn được
    làm một cách thủ công thì nay đã được tin học hóa là cho việc quản lý trở nên dễ dàng
    và chính xác hơn.
    Trong công cuộc đổi mới cùng với các lĩnh vực khác ngành Giáo dục và đào tạo cũng
    đã và đang được tin học hóa. Các phần mềm quản lý, phần mềm hỗ trợ giảng dạy với
    sự trợ giúp của máy tính đã và đang phát huy tác dụng góp phần không nhỏ vào sự
    phát triển của nền Giáo dục.
    Quản lý điểm là một đề tài quen thuộc đối với các trường Đại học. Nhưng gàn đây việc
    đào tạo theo hệ thống tín chỉ đang được dạy thử nghiệm nên một phần mềm quản lý
    điểm theo tín chỉ là rất cần thiết. Do vậy,em đã chọn đề tài “Quản lý điểm sinh viên
    theo học chế tín chỉ” làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp cuả mình


    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1.1. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG CẤU TRÚC
    1.1.1. Các khái niệm về hệ thống thông tin
    a. Hệ thống (S: System )
    Là một tập hợp các thành phần có mối liên kết với nhau nhằm thực hiện một chức
    năng nào đó.
    b. Các tính chất cơ bản của hệ thống
    - Tính nhất thể: Phạm vi và quy mô hệ thống được xác định như một thể thống nhất
    không thể thay đổi trong những điều kiện xác định. Khi đó nó tạo ra đặt tính chung để
    đạt mục tiêu hay chức năng hoàn toàn xác định mà từng phần tử, từng bộ phận của nó
    đều lập thành hệ thống và mỗi hệ thống được hình thành đều có mục tiêu nhất định
    tương ứng.
    - Tính tổ chức có thứ bậc: Hệ thống lớn có các hệ thống con, hệ thống con này lại có
    hệ thống con nữa.
    - Tính cấu trúc: Xác định đặc tính, cơ chế vận hành, quyết định mục tiêu mà hệ thống
    đạt tới.Tính cấu trúc thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống. Hệ
    thống có thể có cấu trúc
    + Cấu trúc yếu: Các thành phần trong hệ thống có quan hệ lỏng lẻo, dễ thay đổi.
    + Cấu trúc chặt chẽ: Các thành phần trong hệ thống có quan hệ chặt chẽ, rõ ràng, khó
    thay đổi.Sự thay đổi cấu trúc có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cũ và cũng có thể tạo ra
    hệ thống mới với đặc tính mới.
    c. Phân loại hệ thống
    -Theo nguyên nhân xuất hiện ta có:
    Hệ tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên) và hệ nhân tạo (do con người tạo ra)
    - Theo quan hệ với môi trường :
    Hệ đóng (không có trao đổi với môi trường) và hệ mở (có trao đổi với môi
    trường)
    - Theo mức độ cấu trúc:
    Hệ đơn giản là hệ có thể biết được cấu trúc
    Hệ phức tạp là hệ khó biết đầy đủ cấu trúc của hệ thống
    - Theo quy mô:
    Hệ nhỏ (hệ vi mô) và hệ lớn (hệ vĩ mô)
    - Theo sự thay đổi trạng thái trong không gian:
    Hệ thống động có vị trí thay đổi trong không gian
    Hệ thống tĩnh có vị trí không thay đổi trong không gian
    - Theo đặc tính duy trì trạng thái:
    Hệ thống ổn định luôn có một số trạng thái nhất định dù có những tác động nhất
    định.
    Hệ thống không ổn định luôn thay đổi.
    d. Mục tiêu nghiên cứu hệ thống
    - Để hiểu biết rõ hơn về hệ thống.
    - Để có thể tác động lên hệ thống một cách có hiệu quả.
    - Để hoàn thiện hệ thống hay thiết kế những hệ thống mới.
    e) Hệ thống thông tin (IS: Information System)
    * Khái niệm
    Gồm các thành phần: phần cứng (máy tính, máy in, ), phần mềm (hệ điều
    hành, chương trình ứng dụng, ), người sử dụng, dữ liệu, các quy trình thực hiện các
    thủ tục.
    Các mối liên kết: liên kết vật lý, liên kết logic.
    Chức năng: dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý, trình diễn, phân phối và truyền các
    thông tin đi.
    * Phân loại hệ thống thông tin
    - Phân loại theo chức năng nghiệp vụ:
    Tự động hóa văn phòng
    Hệ truyền thông
    Hệ thống thông tin xử lý giao dịch
    Hệ cung cấp thông tin
    Hệ thống thông tin quản lý MIS
    Hệ chuyên gia ES
    Hệ trợ giúp quyết định DSS
    Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm
    - Phân loại theo quy mô:
    Hệ thông tin cá nhân
    Hệ thông tin làm việc theo nhóm
    Hệ thông tin doanh nghiệp.
    Hệ thống thông tin tích hợp
    - Phân loại theo đặc tính kỹ thuật:
    Hệ thống thời gian thực và hệ thống nhúng


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] – “Nhập môn CSDL quan hệ”, Lê Tiến Vương, Nhà xuất bản Thống Kê – 2000
    [2] www. ***********, Hướng dẫn lập trình Visual Basic.NET.
    [3] – “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Kiến thức và thực hành” , TS. Lê văn
    Phùng, Nhà xuất bản lao động xã hội – 2004
    [4] – “Bài giảng Cơ sở dữ liệu”, TS. Lê văn Phùng, Nhà xuất bản lao động xã hội –
    2004
    [5] – “Một số bài luận văn tốt nghiệp” của các anh, chị khoá trước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...