Thạc Sĩ Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Công ty Điện toán và truyền số liệu - Tập đoàn Bưu chính vi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Quản lý Kinh Tế : “Quản lý dịch
    vụ chứng thực chữ kí số tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - Tập đoàn
    Bưu chính Viễn thông Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên
    cứu khoa học độc lập và nghiêm túc, được thực hiện dưới sự hướng dẫn,
    giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học
    Quốc gia Hà Nội, và đặc biệt là của thầy giáo hướng dẫn là Giáo sư, Tiến sỹ
    Đinh Văn Tiến - Học viện Hành Chính Quốc Gia.
    Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên
    cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có
    tính kế thừa từ các website, các công trình nghiên cứu, sử dụng đúng quy
    định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước.
    Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và
    quá trình nghiên cứu thực tiễn của bản thân mình.
    Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015
    Học viên




    Nguyễn Vĩnh Hà

    LỜI CẢM ƠN
    Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Trường
    Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, và đặc biệt là của thầy giáo
    hướng dẫn, người truyền kinh nghiệm, hướng dẫn về nội dung và phương
    pháp nghiên cứu khoa học, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ “Quản lý dịch
    vụ chữ kí số tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - Tập đoàn Bưu chính
    Viễn thông Việt Nam”.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Trường Đại học
    Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
    trình học tập tại trường.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ
    Đinh Văn Tiến - Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn, động
    viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá
    trình thực hiện Luận văn.
    Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Công ty Điện
    toán và Truyền số liệu (VDC), nơi tôi đang làm việc, đặc biệt là các đồng
    nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ chứng thực điện tử, đã hỗ trợ, tạo điều kiện
    thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn
    thành Luận văn này.
    Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, Luận văn thạc sỹ này còn có
    nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục
    hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu.
    Xin trân trọng cảm ơn!

    TÓM TẮT
    Luận văn thạc sỹ “Quản lý dịch vụ chữ kí số tại Công ty Điện toán
    và Truyền số liệu - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” là bản
    nghiên cứu các vấn đề về quản lý dịch vụ nói chung và dịch vụ chứng thực
    chữ ký số nói riêng.
    Dịch vụ chứng thực chữ ký số bắt đầu tham gia vào thị trường kinh
    doanh Việt Nam từ cuối năm 2009 và đã có bước phát triển vượt bậc từ năm
    2012. Mặc dù là dịch vụ mới được nhận biết tại Việt Nam nhưng dịch vụ
    chứng thực chữ ký số đã có những thành công bước đầu, đã tạo được vị trí của
    mình trong các giao dịch điện tử, nhờ ứng dụng của dịch vụ chứng thực chữ kí
    số đã giúp người dùng rút ngắn thời gian giao dịch bảo mật thông tin. Để tạo ra
    một vị trí đứng vững trên thị trường chữ kí số đòi hỏi Công ty Điện toán và
    Truyền số liệu phải có xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ hoàn chỉnh, một quy
    trình riêng biệt. Dựa trên quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận về quản lý và
    quản lý dịch vụ nói riêng, bằng phương pháp phân tích phân tích tổng hợp,
    thống kê mô tả so sánh và phương pháp chuyên gia, luận văn đã nêu lên những
    đánh giá và đánh giá được tình hình quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký số trên
    thị trường Việt Nam trong giai đoạn phát triển gần bốn năm vừa qua.
    Bằng các nghiên cứu quy trình quản lý dịch vụ nói chung và dịch vụ
    chứng thực chữ kí số nói riêng, luận văn đã nghiên cứu phương pháp quản lý
    dịch vụ chữ kí số để nâng cao chất lượng quản lý dịch vụ tại Công ty Điện
    toán và truyền số liệu VDC.
    Từ các điểm đã phân tích, luận văn đưa ra các giải pháp về quản lý có
    thể góp phần tăng cường khẳng định vị thế trong tương lai đối với dịch vụ
    chứng thực chữ kí số. Đó là quản lý việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí
    số, quản lý con người, khách hàng, sản phẩm có tác động trực tiếp đến dịch
    vụ cho dịch của Công ty Điện toán và Truyền số liệu. Hy vọng các đóng góp
    này có thể giúp công ty Điện toán và Truyền số liệu cũng như Tập đoàn Bưu
    chính Viễn thông Việt Nam đưa dịch vụ chứng thực chữ kí số vươn lên mạnh
    mẽ trên thị trường kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số đang ngày càng
    lớn mạnh tại Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    TÓM TẮT iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC HÌNH ii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÍ SỐ 5
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
    1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số 5
    1.1.2 Những vấn đề đặt ra luận văn cần tiếp tục nghiên cứu . 7
    1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số . 8
    1.2.1 Khái niệm nội dung dịch vụ . 8
    1.2.2 Quản lý dịch vụ . 13
    1.2.3 Những vấn đề chung, nội dung, và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ
    chứng thực chữ kí số 15
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Nguồn tài liệu 32
    2.1.1 Nguồn tài liệu sơ cấp . 32
    2.1.2 Nguồn tài liệu thứ cấp 32
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1 Phương pháp thu nhập, xử lý và phân tích dữ liệu . 33
    2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh 34
    2.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp . 35
    2.3 Các công cụ được sử dụng 36
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 37
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHỮ KÍ SỐ CỦA
    CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC) 38
    3.1 Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
    của Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC - Tập đoàn Bưu chính Viễn
    thông Việt Nam 38
    3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Điện toán và truyền số
    liệu VDC 38
    3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty Điện toán và
    truyền số liệu VDC . 40
    3.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Điện toán và truyền số
    liệu VDC 42
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số . 43
    3.2.1 Yếu tố về đội ngũ quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số 43
    3.2.2 Yếu tố quản lý dịch vụ, quy trình cung cấp dịch vụ . 45
    3.2.3 Yếu tố quản lý khách hàng, thị phần của dịch vụ . 46
    3.3 Thực trạng công tác quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số của Công ty
    Điện toán và Truyền số liệu (VDC) 47
    3.3.1 Công tác quản lý tổ chức, nguồn nhân lực của dịch vụ 47
    3.3.2 Công tác đầu tư cơ sở vật chất kí thuật của dịch vụ . 48
    3.3.3 Công tác quản lý chất lượng của dịch vụ . 49
    3.3.4 Công tác chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh
    vực . 53
    3.4 Đánh giá về công tác quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số tại Công ty
    Điện toán và truyền số liệu VDC 54
    3.4.1 Những thành tựu cơ bản trong quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số
    của Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC 54
    3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 57
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CHỮ KÍ SỐ
    TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU 64
    4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số 64
    4.1.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế . 64
    4.1.2 Bối cảnh cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số trên
    thị trường . 65
    4.2. Định hướng quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số trong bối cảnh tái cơ
    cấu của tập đoàn . 67
    4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số tại Công
    ty Điện toán và truyền số liệu VDC 69
    4.3.1 Giải pháp về công tác đào tạo cán bộ quản lý và nguồn nhân lực . 69
    4.3.2 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật 71
    4.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ . 73
    4.3.4 Giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thị trường, khai thác dịch vụ
    chứng thực chữ kí số VNPT-CA 76
    4.4 Một số kiến nghị . 81
    4.4.1 Đối với VNPT . 81
    4.4.2 Đối với chính phủ 82
    KẾT LUẬN . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC i

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Ký hiệu Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
    CA Certification Authority Quyền chứng thực
    NIST
    National Institute of Standards
    and Technology
    Viện Tiêu chuẩn và
    Công nghệ quốc gia
    Mỹ
    PKI Public Key Infrastructure
    Hệ thống hạ tầng khóa
    công khai
    USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ
    VDC
    Vietnam Datacommunication
    Company
    Công ty Điện toán và
    Truyền số liệu
    VNPT
    Vietnam Posts and
    Telecommunications Group
    Tập đoàn Bưu chính
    Viễn thông Việt Nam
    ii


    DANH MỤC HÌNH
    STT Hình Nội dung Trang
    Hình
    1.1
    Quy trình ứng dụng chữ ký số 18
    Hình
    3.1
    Sơ đồ tổ chức Công ty VDC năm 2014 40
    Hình
    3.2
    Thị phần dịch vụ chữ ký số tại Việt Nam năm 2012 50
    Hình
    3.3
    Thị phần dịch vụ chữ ký số tại Việt Nam năm 2013 50
    Hình
    3.4
    Thị phần dịch vụ chữ ký số tại Việt Nam quý 1 năm
    2014
    51
    Hình
    3.5
    Số lượng thuê bao VNPT CA phát triển mới trong
    tháng11 năm 2014
    53
    Hình
    3.6
    Giá dịch vụ CA dành cho doanh nghiệp sử dụng
    thời hạn 1 năm
    57
    Hình
    3.7
    Giá dịch vụ CA dành cho doanh nghiệp sử dụng
    thời hạn 2 năm
    58
    Hình
    3.8
    Giá dịch vụ CA dành cho doanh nghiệp sử dụng
    thời hạn 3 năm
    58
    0
    Hình
    3.9
    Giá dịch vụ CA dành cho cá nhân sử dụng thời hạn
    1 năm
    60
    1
    Hình
    3.10
    Giá dịch vụ CA dành cho cá nhân sử dụng thời hạn
    2 năm
    60
    2
    Hình
    3.11
    Giá dịch vụ CA dành cho cá nhân sử dụng thời hạn
    3 năm
    61
    1

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, giao
    dịch điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới thay thế dần các giao
    dịch truyền thống. Rất nhiều nước có chủ trương vừa phát triển các hoạt động
    cung ứng dịch vụ điện tử, vừa xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch
    để đảm bảo giá trị pháp lý của các thông điệp điện tử và giao dịch điện tử. Tại
    Việt Nam, giao dịch điện tử đã được áp dụng tại các lĩnh vực thuế, hải quan,
    thương mại điện tử, . Giao dịch điện tử là một lĩnh vực tương đối mới tại
    Việt Nam, xuất hiện cùng với sự phổ cập mạng Internet và máy tính từ cuối
    những năm 1990 đầu những năm 2000. Qua quá trình hình thành và phát
    triển, lĩnh vực giao dịch điện tử tại Việt Nam đã được đặc biệt quan tâm phát
    triển. Khung pháp lý cho lĩnh vực này đã từng bước được hoàn thiện, Quốc
    hội đã thông qua Luật thương mại, Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ
    thông tin. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg
    ngày 12/7/2010 Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
    giai đoạn 2011 - 2015 . Việc ban hành các văn bản pháp lý này đã thể hiện rõ
    sự quyết tâm của Nhà nước trong việc thúc đẩy nhanh, mạnh các giao dịch
    điện tử, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong các hoạt động
    của giao dịch điện tử thì việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu cho
    người dùng là rất cần thiết và là ưu tiên hàng đầu. Theo kết quả khảo sát
    thương mại điện tử Việt Nam 2010 của Bộ Công thương, trong 7 trở ngại
    khiến thương mại điện tử chưa phát triển thì vấn đề an ninh, an toàn thông tin
    chiếm vị trí gần cao nhất (chỉ sau trở ngại về môi trường xã hội và tập quán
    kinh doanh). Các phương pháp mã hóa, chữ ký số, chứng chỉ số, cơ sở hạ tầng
    khóa công khai và các ứng dụng của chữ ký số, chứng chỉ số trong các giao
    dịch điện tử là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề này. 2

    Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần dùng chữ ký để xác nhận các văn
    bản tài liệu và có thể dùng con dấu với giá trị pháp lý cao hơn đi kèm với chữ
    ký. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các văn bản
    tài liệu được lưu dưới dạng số, dễ dàng được sao chép, sửa đổi. Nếu ta sử
    dụng hình thức chữ ký truyền thống như trên sẽ rất dễ dàng bị giả mạo chữ
    ký. Việc đảm bảo an toàn thông tin, tránh nguy cơ bị thay đổi, sao chép hoặc
    mất mát dữ liệu trong các ứng dụng trên mạng luôn là vấn đề cấp thiết, được
    nhiều người quan tâm. Chữ ký điện tử ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên.
    Dịch vụ VNPT-CA là một hình thức dịch vụ cung cấp và chứng thực
    chữ ký số, đã phổ biến từ lâu trên thế giới nhưng mới chỉ đang bước đầu phát
    triển tại Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh việc đáp ứng sự tiện lợi cho
    các giao dịch kinh tế thông thường, Cục thuế các tỉnh và một số cơ quan nhà
    nước cũng đã yêu cầu các thành phần kinh tế sử dụng dịch vụ chữ ký số để
    giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp, cũng như giảm thiểu chi phí hành
    chính cho bộ máy nhà nước.
    Mặc dù có cơ sở nhân lực, vật lực, tài chính vững mạnh, được sự hỗ trợ
    đầy đủ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam, nhưng đến nay Công ty
    Điện toán và Truyền số liệu vẫn chưa xây dựng được một quy trình quản lý
    dịch vụ chứng thực chữ kí số hoàn chỉnh. Để đưa được dịch vụ trở thành một
    lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn đem lại doanh thu, mở rộng thị phần trong lĩnh
    vực này là điều tiên quyết đầu tiên cần thực hiện.
    Xuất phát từ thực tế trên, cùng với quá trình học tập nghiên cứu trong
    chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học
    Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, tôi đã lựa chọn đề tài "Quản lý dịch vụ
    chứng thực chữ kí số của Công ty điện toán và truyền số liệu - Tập đoàn Bưu
    chính viễn thông Việt nam", làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
    thạc sĩ của mình. Đề tài được hướng dẫn bởi GS.TS Đinh Văn Tiến - Học
    viện Hành chính Quốc gia. 3

    Với đề tài đề xuất, tôi đặt ra một số câu hỏi đối với vấn đề nghiên cứu
    là: (1) Các yếu tố nào tác động đến công tác quản lý dịch vụ chứng thực chữ
    kí số? (2) Năng lực quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số của công ty hiện tại?
    (3) Các giải pháp cần làm để nâng cao việc quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí
    số của công ty điện toán và truyền số liệu trong thời gian tới?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý dịch
    vụ chứng thực chữ kí số nói chung để phân tích thực tiễn tại công ty điện toán
    và truyền số liệu. Qua đó đánh giá được những mặt làm tốt, những mặt còn tồn
    tại trong hoạt động quản lý để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm đẩy
    mạnh dịch vụ chứng thực chữ kí số của Công ty.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    +) Đánh giá quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số của công ty điện
    toán và truyền số liệu trên thị trường công nghệ thông tin.
    +) Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng của dịch vụ
    chứng thực chữ kí số của công ty điện toán và truyền số liệu; làm rõ những
    kết quả đạt được, những nguyên nhân và hạn chế chủ yếu.
    +) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí
    số của Công ty điện toán và truyền số liệu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số
    tại công ty điện toán và truyền số liệu
    - Chủ thể quản lý là Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC
    - Phạm vi nghiên cứu:
    +) Phạm vi không gian: Công ty điện toán và truyền số liệu - Tập đoàn
    Bưu chính Viễn thông việt nam +) Phạm vi thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2010 đến
    năm 2014.
    +) Phạm vi nội dung: Được xác định là quản lý dịch vụ chứng thực chữ
    kí số.
    - 4. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý
    dịch vụ chứng thực chữ kí số.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số của công
    ty điện toán và truyền số liệu - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
    Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ chứng thực chữ kí số
    của công ty điện toán và truyền số liệu.
     
Đang tải...