Tiến Sĩ Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, TỔNG QUAN
    VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở TỈNH BẮC NINH . 11
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 11
    1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài luận án . 24
    1.3. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 35
    Tiểu kết 48
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở
    TỈNH BẮC NINH 50
    2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 50
    2.2. Nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử văn hóa . 57
    2.3. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh 61
    2.4. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý di tích 98
    Tiểu kết 105
    CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
    LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH
    CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA . 107
    3.1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với hoạt động
    quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh hiện nay . 107
    3.2. Một số quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
    di tích lịch sử văn hóa 116
    3.3. Một số giải pháp . 120
    Tiểu kết 134
    KẾT LUẬN . 135
    DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 139
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước
    và giữ nước. Theo dòng thời gian, ông cha đã để lại một kho tàng DSVH đồ sộ,
    phong phú và mang nhiều giá trị. Ngày nay, những DSVH ấy có vị trí, vai trò
    quan trọng trong đời sống xã hội. Luật di sản văn hóa đã khẳng định: “Di sản văn
    hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
    phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
    nước của nhân dân ta”[42, tr.31]. DSVH của mỗi quốc gia trên thế giới hay ở từng
    địa phương trong mỗi quốc gia đều có những điểm khác biệt nhau. Điều đó tạo
    nên những đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
    1.2. Bắc Ninh là tỉnh nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, một trong những địa
    phương có bề dày văn hiến, có truyền thống lịch sử. Bắc Ninh ngày nay là một phần
    của vùng Kinh Bắc xưa, là địa bàn cư trú của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước.
    Với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi thuận
    tiện cho việc giao thương mà Bắc Ninh từng được chọn là nơi đóng đô, là thủ phủ của
    nước ta dưới thời Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm. Luy Lâu - Dâu là một trung tâm
    kinh tế - văn hóa - chính trị phát triển phồn thịnh. Nơi đây còn là điểm đặt chân đầu
    tiên khi Nho giáo và Phật giáo truyền vào nước ta. Trải thời gian, Bắc Ninh là vùng
    đất phát tích của vương triều Lý - triều đại đầu tiên của nhà nước quân chủ phong
    kiến độc lập đã mở ra nền văn minh Đại Việt. Với hơn 200 năm phát triển rực rỡ,
    triều Lý đã để lại cho các thế hệ sau nhiều DSVH quý giá Bắc Ninh cũng là nơi ghi
    dấu những chiến công hiển hách của quân và dân ta trong nhiều cuộc kháng chiến
    chống xâm lược, bảo vệ vững chắc non sông, đất nước tiêu biểu như chiến thắng
    quân Tống xâm lược trên sông Như Nguyệt của quân, dân nhà Lý năm 1077, những
    chiến thắng vang dội của nhà Trần chống Nguyên Mông trong thế kỷ XIII cũng trên
    con sông lịch sử này Bắc Ninh là vùng đất của học hành, khoa cử, nhiều danh nhân
    có đóng góp quan trọng cho lịch sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam như: Lý
    Công Uẩn, Nguyên phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh, Hàn Thuyên, Nguyễn Gia Thiều về
    sau là Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt Những yếu tố về tự nhiên, lịch sử xã hội như trên đã góp phần tạo cho Bắc
    Ninh có một kho tàng DSVH đa dạng, độc đáo, giàu giá trị còn được lưu truyền đến
    ngày nay. Một trong những thành tố của kho tàng DSVH quý giá đó phải kể tới hệ
    thống di tích lịch sử văn hóa phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Theo thống
    kê, hiện nay Bắc Ninh có gần 2.000 di tích lịch sử văn hóa phân bố ở khắp các huyện,
    thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Hệ thống di tích này hàm chứa những giá trị về lịch
    sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ, là những chứng tích vật chất xác thực, phản ánh
    sinh động lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến, cách mạng của người dân Bắc
    Ninh và có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng. Có thể kể tới
    các di tích nổi tiếng như: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, đền Đô, đình
    Đình Bảng, văn miếu Bắc Ninh, di tích nhà cụ Đám Thi, thành cổ Bắc Ninh, di tích
    lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ
    Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật di sản văn hóa được ban hành
    (2001), công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có
    nhiều chuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu
    tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của
    cộng đồng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ
    nhiều hạn chế như việc chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo
    vệ di tích, nhiều di tích còn bị mất cắp cổ vật, di vật; việc tuyên truyền, phổ biến chủ
    trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý di tích
    đến cộng đồng còn chưa thực hiện đầy đủ, có kế hoạch
    Hiện nay, Bắc Ninh là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh,
    quá trình CNH, ĐTH diễn ra mạnh mẽ. Thực tiễn cho thấy, Bắc Ninh đã có 15 khu



    công nghiệp tập trung, 30 khu công nghiệp vừa nhỏ, hơn 20.000ha đất đô thị được
    quy hoạch và xây dựng. CNH, ĐTH đã có những tác động tích cực đến bảo tồn, phát
    huy giá trị di tích như tăng cường nguồn ngân sách để trùng tu, tôn tạo cho các di
    tích, làm cho nhiều di tích tránh được sự xuống cấp, hủy hoại. Tuy nhiên quá trình
    CNH, ĐTH cũng có những tác động tiêu cực đến bản thân các di tích như các khu đô
    thị, khu công nghiệp phát triển nhanh không được lưu ý đúng mức đến sự tồn tại bền
    vững của các di tích dẫn đến tình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị
    hủy hoại; thành phần cư dân địa phương nơi có di tích tồn tại sẽ có những biến đổi rõ rệt, sự liên kết cộng đồng làng xã cổ truyền sẽ chuyển sang một mối quan hệ khác,
    thái độ ứng xử của cộng đồng đối với di tích cũng có sự thay đổi. Vì vậy, đây là các
    vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý di tích trong thời kỳ phát triển CNH, ĐTH. Cơ
    quan quản lý đứng trước một áp lực đối với việc bảo vệ, khai thác và phát huy các giá
    trị văn hóa truyền thống một cách bền vững, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển
    kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư.
    1.3. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về quản lý DSVH vật thể, nghiên
    cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương tuy nhiên chưa có công
    trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống về các vấn đề lý luận và thực tiễn
    quản lý di tích lịch sử văn hóa với những cách thức phù hợp với đặc điểm, điều kiện và
    hoàn cảnh của mỗi địa phương. Đối với các di tích ở Bắc Ninh từ trước tới nay cũng đã
    được đề cập tới trong một số bài viết, báo cáo khoa học về một hoặc một số các di tích
    tiêu biểu. Có thể thấy các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú,
    đa dạng và nhiều giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
    nhưng chưa có công trình khoa học chuyên biệt nào tập trung, đi sâu nghiên cứu về
    quản lý các di tích ở địa phương này, nhất là nghiên cứu quản lý di tích theo những
    quan điểm lý thuyết, hướng tiếp cận liên ngành để thấy được những thành công cũng
    như hạn chế của hoạt động quản lý, nghiên cứu hoạt động quản lý trong bối cảnh phát
    triển CNH, ĐTH hiện nay có nhiều những tác động đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá
    trị di tích lịch sử văn hóa, cần hoàn thiện hơn mô hình quản lý, có hiệu quả đối với các
    di tích lịch sử văn hóa là điều rất cần thiết.
    1.4. Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa
    học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, nghiên cứu sinh lựa
    chọn đề tài “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công
    nghiệp hóa, đô thị hóa” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình.
     
Đang tải...