Thạc Sĩ Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn . i
    Lời cam đoan ii
    Danh mục chữ viết tắt . iii
    Mục lục iv
    Danh mục biểu bảng vi

    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu .4
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    7. Phương pháp nghiên cứu 5
    8. Luận điểm cần bảo vệ 6
    9. Đóng góp mới của luận án . 7
    10. Dự kiến cấu trúc của luận án . 7

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TIỂU HỌC
    THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG .8
    1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Ở nước ngoài 8
    1.1.2. Ở trong nước . 13
    1.2.Nhà trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân . 17
    1.2.1.Vị trí giáo dục tiểu học 17
    1.2.2.Mục tiêu giáo dục tiểu học 18
    1.3.Dạy học tiểu học .19
    1.3.1.Mục tiêu dạy học tiểu học 19
    1.3.2.Nội dung dạy học tiểu học 19
    1.3.3.Đặc điểm học sinh tiểu học 20
    1.3.4.Đặc điểm dạy học tiểu học . 23
    1.3.5.Xu thế đổi mới dạy học tiểu học 24
    1.4.Chất lượng dạy học tiểu học .26
    1.5.Quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng 29
    1.5.1. Các lý thuyết quản lí chất lượng . 29
    1.5.2 .Chất lượng và quản lí chất lượng .30
    1.5.3.Các mô hình quản lí chất lượng . 31
    1.5.4. Một số mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo cụ thể 34
    1.5.5.Quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình CIPO của UNESCO 37
    1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học 47
    Kết luận chương 1 .49

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TIỂU HỌC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG 51
    2.1.Tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Long 51
    2.2.Thực trạng dạy học và chất lượng dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long . 52
    2.2.1. Thực trạng dạy học tiểu học . 52
    2.2.2. Thực trạng chất lượng dạy học tiểu học . 57
    2.3.Thực trạng quản lí dạy học tại trường tiểu học 65
    2.3.1.Thực trạng quản lí đầu vào 65
    2.3.2.Thực trạng quản lí quá trình 71
    2.3.3.Thực trạng quản lí đầu ra 84
    2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lí dạy học tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long 89
    2.5.Đánh giá chung . 92
    2.6. Nguyên nhân của thực trạng quản lí dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long 96
    Kết luận chương 2 97
    CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG 98
    3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 98
    3.2.Đề xuất biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng .99
    3.2.1.Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” 99
    Biện pháp 1: Quản lý “chất lượng đầu vào” của học sinh .99
    Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên .101
    Biện pháp 3: Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 103
    3.2.2.Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” .105
    Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy học 105
    Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .106
    Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn 107
    Biện pháp 7: Xây dựng văn hóa nhà trường 109
    3.2.3.Nhóm biện pháp quản lý “đầu ra” 110
    Biện pháp 8: Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS 110
    Biện pháp 9: Đảm bảo chất lượng HS vào học lớp 6 (THCS) 111
    3.3.Khảo nghiệm biện pháp đề xuất . 112
    3.3.1.Tổ chức khảo nghiệm 112
    3.3.2.Kết quả khảo nghiệm . 113
    3.3.3.Đánh giá kết quả khảo nghiệm 121
    3.4.Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất . 122
    3.4.1. Mục đích thử nghiệm 122
    3.4.2. Giới hạn thử nghiệm 122
    3.4.3.Nội dung thử nghiệm 123
    3.4.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm . 124
    3.4.5. Kết quả thử nghiệm 131
    3.4.6.Đánh giá kết quả thử nghiệm 138
    Kết luận chương 3 140
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 141
    1.Kết luận 141
    3.Khuyến nghị . 142
    -Các công trình nghiên cứu khoa học của tác giả liên quan đến đề tài .144
    -Danh mục tài liệu tham khảo .145
    -Phụ lục . 151
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Toàn nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới với những đặc trưng cơ bản là sự toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xã hội học tập. Để cùng nhân loại tiến lên phía trước, Đảng ta đã xác định thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.
    Theo Luật Giáo dục 2009, Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc học phổ thông, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, cấp học này được Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đặc biệt. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, và hiện nay đang tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có phần đóng góp phần quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong thời gian qua.
    Đối với trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường. Mặt khác, chất lượng dạy học là vấn đề đặc biệt được nhiều người quan quan tâm. Muốn chất lượng dạy học được đảm bảo thì công tác quản lý dạy học đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Quản lý dạy học với chức năng điều khiển hoạt động dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra.
    Chất lượng giáo dục được đặt ra trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và bước vào hội nhập sâu rộng ở khu vực và trên thế giới. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, xu thế hợp tác và cạnh tranh không những mang tầm cỡ quốc gia, mà còn mang tầm cỡ quốc tế diễn ra trên tất cả các hoạt động đời sống xã hội ngày càng gay gắt. Đây thực sự là thời cơ và cũng là thách thức đối với giáo dục. Thách thức nổi bật nhất là chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội.
    Chính vì vậy tổ chức, quản lí việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục trở thành một nội dung của quản lí nhà nước về giáo dục đã được nêu trong Điều 99, Luật Giáo dục 2009.[73] Theo Nguyễn Ngọc Giao (2009), chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của đất nước. Đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh, phụ thuộc phần lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục.[39]
    Bộ GD-ĐT khẳng định: “Chất lượng giáo dục tiểu học là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục tiểu học quy định tại Luật giáo dục. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường tiểu học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục”.[14]
    Đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào đánh giá kết quả học tập (đầu ra) của học sinh với các kết quả về học lực và hạnh kiểm để xét lên lớp hay lưu ban. Mà việc đánh giá này còn thiên về thành tích, thậm chí “chưa chuẩn xác, chưa toàn diện”. Cụ thể, trong lĩnh vực học tập của học sinh tiểu học, việc chấm điểm và nhận xét kết quả các môn học của học sinh được xem là đánh giá kết quả học tập. Thực tế chưa đánh giá chất lượng hoạt động của cả quá trình giáo dục và xem xét đến các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tiểu học hiện tại.
    Việc vận dụng tiến bộ khoa học quản lí chất lượng đã được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới áp dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Nghiên cứu các lí thuyết và mô hình quản lí chất lượng từ lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, các mô hình đảm bảo chất lượng của các nước trên thế giới vận dụng vào quản lí chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam thời gian qua có các tác giả tiêu biểu như: Phạm Thành Nghị, Trần Kiểm, Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Chính, Lê Đức Ngọc, Phạm Quang Huân, Phan Văn Kha, Tạ Thị Kiều An, Lưu Thanh Tâm, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành nhiều Thông tư áp dụng thông qua công tác kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp và chất lượng giáo dục phổ thông hiện hành.
    Riêng trên lĩnh vực giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non ở nước ta, thời gian qua đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lí chất lượng giáo dục của các tác giả tiêu biểu qua Luận án nghiên cứu của: Hoàng Thị Minh Phương, Lê Đức Ánh, Nguyễn Thị Thanh Tâm, . Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục tiểu học chưa có luận án nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh vực quản lí dạy học tiểu học vận dụng theo các lí thuyết và mô hình đảm bảo chất lượng.
    Quản lí dạy học tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long theo hướng đảm bảo chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học thì còn những vấn đề về quản lí dạy học chưa đáp ứng thực tiễn tại các trường tiểu học.
    Theo Bộ GD-ĐT (2008), đảm bảo chất lượng là quá trình xảy ra trước, trong khi thực hiện; phòng ngừa sai phạm từ bước ban đầu; chất lượng được thiết kế ngay trong quá trình từ khâu đầu đến khâu cuối theo tiêu chuẩn “không sai hỏng”; trách nhiệm người lao động lớn hơn trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra viên vẫn có vai trò nhất định trong đảm bảo chất lượng.[14]
    Đảm bảo chất lượng trong giáo dục được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng. Cơ quan Đảm bảo chất lượng giáo dục Australia đã sử dụng khái niệm này.[14]
    Nhằm góp phần bổ sung và làm phong phú kho tàng lí luận về đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, đảm bảo chất lượng dạy học tiểu học nói riêng, đồng thời giúp cho các nhà quản lí giáo dục ở cơ sở, đặc biệt là hiệu trưởng trường tiểu học có thêm cơ sở lí luận về quản lí dạy học, để họ quản lí dạy học tại trường tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng.
    Trên cơ sở đó, đề tài “Quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long” được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    4.1. Chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện các biện pháp quản lý dạy học tiểu học.
    4.2. Đối tượng quản lý của hiệu trưởng là giáo viên và học sinh trong trường tiểu học.
    4.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường tiểu học theo mô hình đảm bảo chất lượng CIPO của UNESCO (10 yếu tố: người học; người dạy; phương pháp; chương trình; thiết bị; môi trường; hệ thống đánh giá; quản lí dân chủ; cộng đồng cùng tham gia; nguồn lực đầu tư).
    4.4. Địa bàn khảo sát: 60 trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu trong 2 năm học (từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013).
    4.5. Khách thể khảo sát: 05 cán bộ quản lý (CBQL) của Sở GD-ĐT, 32 CBQL Phòng GD-ĐT, 470 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...