Thạc Sĩ Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh Hà Nội 2

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết nghiên cứu . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ DẠY HỌC
    MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 5
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
    1.2. Quản lý . 6
    1.2.1. Khái niệm quản lý . 7
    1.2.2. Chức năng quản lý . 8
    1.3. Dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh 9
    1.3.1. Môn giáo dục quốc phòng - an ninh . 9
    1.3.2. Nội dung dạy học môn GDQP-AN . 15
    1.4. Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - anh ninh . 16
    1.4.1. Khái niệm quản lý dạy học môn GDQP-AN 16
    1.4.2. Giám đốc trung tâm GDQP - AN là chủ thể quản lý dạy học môn
    GDQP - AN . 17
    1.4.3. Nội dung quản lý dạy học môn GDQP-AN 19
    1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an
    ninh 25
    1.5.1. Các yếu tố thuộc chủ thể quản lý 25
    1.5.2. Các tố thuộc đối tượng quản lý 27
    1.5.3. Các yếu tố thuộc môi trường quản lý 29
    Kết luận chương 1 . 31 iv

    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
    QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC
    PHÒNG - AN NINH HÀ NỘI 2 . 32
    2.1. Khái quát chung về trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 . 32
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển của trung tâm 32
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế hiện tại của trung tâm 34
    2.2. Thực trạng dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm
    Giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 . 37
    2.2.1. Thực trạng về chương trình dạy học môn GDQP-AN 37
    2.2.2. Thực trạng kế hoạch dạy học môn GDQP-AN . 37
    2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học môn GDQP-AN ở trung tâm . 38
    2.2.4. Thực trạng CSVC và các điều kiện phục vụ cho dạy học môn GDQP-AN . 42
    2.2.5. Thực trạng hoạt động dạy học môn GDQP-AN của đội ngũ cán bộ
    giảng viên 44
    2.2.6. Thực trạng hoạt động học tập môn GDQP-AN của sinh viên 49
    2.3. Thực trạng quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung
    tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 51
    2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 51
    2.3.2. Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 53
    2.3.3. Thực trạng quản lý nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục quốc
    phòng - an ninh 54
    2.3.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục quốc
    phòng - an ninh 56
    2.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá HĐ dạy học môn giáo dục quốc
    phòng - an ninh 58
    2.3.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Giáo dục
    quốc phòng - an ninh . 59
    2.3.7. Thực trạng quản lý hoạt động dậy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 62
    2.3.8. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 68 v

    2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn học GDQP-AN ở
    Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 . 73
    2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý HĐDH môn học GDQP-
    AN ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 . 75
    2.5.1. Thành công: . 75
    2.5.2. Tồn tại: 75
    2.6. Nguyên nhân của thực trạng: . 76
    2.6.1.Nguyên nhân thành công: 76
    2.6.2.Nguyên nhân hạn chế: 77
    Kết luận Chương 2 79
    Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC
    PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN
    NINH HÀ NỘI 2 . 80
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 80
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, cần thiết 80
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 80
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ . 81
    3.2. Các biện pháp quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở
    Trung tâm GDQP- AN Hà Nội 2. . 81
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, sinh viên và các lực lượng
    xã hội về sự cần thiết của môn học GDQP-AN. . 81
    3.2.2. Tăng cường quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế
    hoạch dạy học môn GDQP- an ninh . 84
    3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất
    lượng đáp ứng với yêu cầu dạy học môn GDQP - an ninh . 87
    3.2.4. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo
    của người học môn GDQP - an ninh . 90
    3.2.5. Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên 93 vi

    3.2.6. Tăng cường quản lý đảm bảo về số lượng, chất lượng các loại vật chất,
    vũ khí trang bị, phương tiện dạy học môn GDQP - an ninh. 98
    3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 100
    3.4. Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp 105
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 105
    3.4.2. Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm 106
    3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét . 106
    Kết luận chương 3 . 113
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 115
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
    PHỤ LỤC

















    iv

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
    Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Trung tâm GDQP Hà Nội 2 . 36
    Bảng 2.1. Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng . 39
    Bảng 2.2. Học phần 2: Công tác quốc phòng - an ninh 40
    Bảng 2.3. Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu
    liên AK 41
    Bảng 2.4. Thực trạng nội dung môn GDQP-AN ở Trung tâm GDQP - AN Hà
    Nội 2 . 42
    Bảng 2.5. Thực trạng CSVC và các điều kiện phục vụ cho dạy học môn
    GDQP-AN . 43
    Bảng 2.6. Độ tuổi, trình độ và thâm niên giảng dạy của giảng viên Trung tâm
    GDQP-AN Hà Nội 2 . 45
    Bảng 2.7. Khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên GDQP 46
    Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học
    của giảng viên GDQP 48
    Bảng 2.9. Khảo sát thực hiện học tập môn GDQP-AN của sinh viên 49
    Bảng 2.10. Thời gian dành cho tự học môn GDQP-AN ở nhà 50
    Bảng 2.11. Khảo sát về phương pháp học tập môn GDQP-AN . 51
    Bảng 2.12. Kết quả cụ thể của môn học môn GDQP-AN tại trung tâm Giáo
    dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 năm học 2013 - 2014 . 52
    Bảng 2.13. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác của giảng
    viên 53
    Bảng 2.14. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn
    GDQP-AN . 55
    Bảng 2.15. Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới PPDH 56
    Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 58
    Bảng 2.17. Thực trạng quản lý CSVC VKTBPT DH môn GDQP-AN . 60
    Bảng 2.18. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV 63
    Bảng 2.19. Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng
    phương pháp, phương tiện dạy học của giảng viên 65 v

    Bảng 2.20. Thực trạng QL việc tự học, tự bồi dưỡng của GV . 67
    Bảng 2.21. Thực trạng QL học tập môn GDQP-AN của SV 69
    Bảng 2.22. Ý kiến của sinh viên về việc dạy học môn GDQP-AN ở Trung
    tâm GDQP-AN Hà Nội 2 71
    Bảng 2.23. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, SV về những yếu tố ảnh hưởng
    đến chất lượng dạy học ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 73
    Sơ đồ 3.1. Mối liên hệ giữa các biện pháp . 101
    Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. 107
    Biểu đồ 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 108
    Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 109
    Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 110
    Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp . 111
    Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp . 112















    v

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    ANND
    BGĐ
    CBGV
    CBQL
    CSVC
    DH
    ĐH
    ĐT
    GD
    GD&ĐT
    GDQP
    GDQP-AN
    TTGDQP- AN
    GV

    HSSV

    NT
    QL
    QLGD
    QPTD
    SV
    TQVNXHVN
    VKTBPT
    An ninh nhân dân
    Ban giám đốc
    Cán bộ giảng viên
    Cán bộ quản lý
    Cơ sở vật chất
    Dạy học
    Đại học
    Đào tạo
    Giáo dục
    Giáo dục và đào tạo
    Giáo dục quốc phòng
    Giáo dục quốc phòng - an ninh
    Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh
    Giảng viên
    Hoạt động
    Học sinh sinh viên
    Giám đốc
    Nhà trường
    Quản lý
    Quản lý giáo dục
    Quốc phòng toàn dân
    Sinh viên
    Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    Vũ khí trang bị phương tiện

    1

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày này, tiềm năng
    trí tuệ trở thành nền móng và động lực chính cho sự phát triển, tăng trưởng
    kinh tế xã hội. Giáo dục đào tạo (GD&ĐT) được coi là nhân tố quyết định cho
    sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế, trong đó giáo dục quốc
    phòng - an ninh giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
    và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển
    đất nước trên quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
    phát triển xã hội. Vì vậy, kể từ Hội nghị Trung ương khóa VII, Đảng đã đưa
    ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển giáo dục.
    Nghị quyết số 37/ 2004/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 từ
    ngày 25/10/2004 đến ngày 03/12/2004, về giáo dục đã nêu: “Tập trung xây
    dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về
    cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản
    lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp”.
    Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định “Tăng cường và củng cố nền quốc
    phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan
    hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo những điều kiện
    thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    Đối với Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 việc nâng cao chất lượng quản lý
    hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất. Cũng là nhiệm vụ cơ bản đầu
    tiên đây chính là điều kiện quyết định để tồn tại và phát triển. Thực chất của
    công tác quản lý ở Trung tâm GDQP- AN Hà Nội 2 là quản lý hoạt động dạy
    học và quản lý con người công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục
    qua từng giờ dạy học, qua các học kỳ và từng năm học, đây là điều kiện tất yếu
    để trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục là:
    “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. 2

    Chất lượng dạy học ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 hiện nay và chất
    lượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt. Phong trào học tập
    sôi nổi, từng bước được nâng lên. Tuy nhiên chất lượng đào tạo nói chung và
    chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều yếu kém, bất cập. Đáng quan tâm là chất
    lượng hiệu quả dạy học còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng
    cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trình độ kiến thức, kỹ năng thực
    hiện, phương pháp tư duy khoa học của đa số học sinh, sinh viên còn yếu, đội
    ngũ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, không theo kịp với sự đa dạng và
    phức tạp của các hoạt động giáo dục trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục.
    Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2, thực tiễn trong nhiều năm qua được sự
    quan tâm của Đảng ủy Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2. Với quy mô
    giáo dục tăng nhanh, mạng lưới giáo dục mở rộng. Đến nay trung tâm đã và
    đang dạy giáo dục quốc phòng, an ninh cho 18 trường Đại học và Cao đẳng
    trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên,
    công tác dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các trường Đại học khá
    đặc thù, vừa phải theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, vừa phải theo quy
    định của Bộ Quốc phòng. Giáo viên giảng dạy thường là các sỹ quan biệt phái
    còn sinh viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này.
    Trên cơ sở những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Quản lý dạy học môn
    giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh
    Hà Nội 2”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn giáo
    dục quốc phòng - an ninh, đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn giáo
    dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung
    tâm GDQP-AN Hà Nội 2. 3

    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung
    tâm GDQP - AN Hà Nội 2.
    4. Giả thuyết nghiên cứu
    Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm
    GDQP - AN Hà Nội 2 đã có được những ưu điểm, nhưng vẫn còn một số tồn
    tại, bất cập do những yếu tố ảnh hưởng xác định. Dựa vào lý luận và thực
    trạng quản lý môn học này, có thể đề xuất được một số biện pháp quản lý dạy
    học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2
    học có tính cần thiết và khả thi.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn
    giáo dục quốc phòng - an ninh.
    - Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốc
    phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2.
    - Đề xuất và làm rõ tính cần thiết, khả thi một số biện pháp quản lý
    hoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh ở Trung tâm GDQP-AN
    Hà Nội 2.
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học
    môn Giáo dục Quốc phòng - an ninh ở các Trường Đại học và Cao đẳng tại
    Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
    + Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá tài
    liệu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp chuyên gia
    + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
    7.3. Phương pháp xử lý các số liệu thu được: Phương pháp thống kê toán
    học
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    được cấu trúc thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý dạy học môn giáo dục
    quốc phòng - an ninh
    Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an
    ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2
    Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an
    ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh
     
Đang tải...