Tiểu Luận Quản lý đất đô thị: xử lý tình huống tại 2 phường Y và H tại thị xã Hà Giang nhà xây dựng không phép

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần I -mở đầu

    Quản lý nhà nước trên địa bản lãnh thổ nói chung và quản lý Nhà nước về đô thị nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi đô thị là nơi tập trung đông dân cư với nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, sinh hoạt, giao lưu . diễn ra sôi động hàng ngày; đặc biệt trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân đô thị và tạo đà để nông nghiệp nông thôn phát triển.
    Từ vai trò chức năng của đô thị có sức lan toả rộng, do vậy để đạt được mục tiêu đẩy nhanh công cuộc phát triển đô thị với quy mô lớn, tốc độ nhanh, bền vững theo đúng định hướng chiến lược đã đặt ra; yêu cầu của công tác quản lý đô thị là một thách thức không nhỏ của các cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể là phải làm thế nào để quản lý quy hoạch xây dựng; quản lý nhà ở và đất ở; quản lý hạ tầng kỹ thuật; quản lý và bảo vệ cảnh quan môi trường; trật tự an ninh, an toàn đô thị.
    Ở Việt Nam ta tuy đô thị hình thành từ lâu đời nhưng do hoàn cảnh của đất nước luôn luôn bị chiến tranh tàn phá và với tính chất của đô thị mới hiện đại thì việc quản lý đô thị vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi đó tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh và vô cùng phức tạp dẫn đến việc vi phạm các quy tắc quản lý đô thị đang diễn ra khá phổ biến, trong đó phải kể đến các vi phạm trong thực hiện Luật đất đai, quy hoạch cũng như trong xây dựng nhà ở, đất ở . mà sau đây là một vấn đề điển hình của tình hình đó.

    PHẦN II – NỘI DUNG

    I. Mô tả tình huống
    Tình trạng mua bán đất đai, xây dựng nhà cửa không phép, trái phép thời gian qua đã diễn ra khá phổ biến trong phạm vi cả nước, Thị xã HG cũng không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, nếu ở góc độ đơn thuần đối tượng vi phạm là một tổ chức, một vài cá nhân thì có lẽ cũng như bao chuyện bình thường khác diễn ra hàng ngày ở các đô thị. Ở đây có tính quy mô và phức tạp hơn và có nhiều mối quan hệ ràng buộc, đụng chạm đến trật tự an toàn xã hội, đến uy tín của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và lợi ích của một bộ phận dân cư.
    Đất đai có nguồn gốc phức tạp, chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ. Luật đất đai tuy đã được ban hành nhưng đã trải qua 3 lần bổ sung, sửa đổi. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá IX đã ra Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy vậy pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều bất cập, trong đó có các quyền chủ sở hữu, quyền được định đoạt và quyền hưởng lợi từ đất chưa rõ; giá cả đất giữa quy định của Nhà nước và giá thị trường quá chênh lệch, công tác quy hoạch thì non yếu, thiếu đồng bộ và vững chắc, thiếu tính chiến lược lâu dài dẫn đến tình trạng đầu cơ, làm cho thị trường nhà đất biến động lớn tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước.
    Trong lĩnh vực xây dựng chưa có Luật điều chỉnh mà chỉ có quy định tại Nghị định 72 của Chính phủ và một số văn bản pháp quy khác, nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu và không đồng bộ.
    Thị xã Hà Giang đến nay mới tách tỉnh được trên 30 năm nhưng đang trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị, bởi do ảnh hưởng của chiến tranh biên giới, thiếu kinh nghiệm trong quản lý đô thị và vẫn còn mang dáng dấp quản lý nông thôn trước đây, đặc biệt đối với Phường Y và H được hình thành từ các xã thuộc huyện P nay là thị xã điều kiện hạ tầng cơ sở đô thị còn rất thấp kém, còn ở dạng đất nông nghiệp nay chuyển sang thành phường, thời gian quá ngắn chưa hội đủ các điều kiện tối thiểu để trở thành đô thị đúng nghĩa bởi là đô thị miền sơn cước. Công tác quản lý đất đai chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đặt ra nhiều vấn đề mới trong khi trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức về lĩnh vực này còn nhiều bất cập.
    Chuyện xảy ra vào những tháng cuối năm 2003 tại 2 phường Y và H trên địa bản Thị xã HG. Các khu vực quy hoạch chuẩn bị giải toả thì nhiều nhà mới xây dựng lại mọc lên một cách không bình thường và lan ra nhanh chóng, cứ tưởng tượng sau một đêm hàng chục mái nhà tạm và cấp 4 ra đời, người ta xây để được giải toả đây cũng là chuyện lạ.
    Vậy thực chất của việc chuyển nhượng đất đai và xây dựng trái phép, không phép như đã đề cập là gì? Có phải dân đi chiếm đất? đa số là không vì người ta xây trên mảnh đất chủ sở hữu của mình, xây dựng không phép? cũng chưa hẳn đã đúng vì ở đây từ lâu nay việc xây dựng nhà cấp 4 cũng không phải xin phép ai; đúng vậy, nguồn gốc đất đai ở đây trước nguyên là đất nông nghiệp, từ sau khi chuyển xã thành phường mới trở thành đất đô thị và là xây nhà trái phép thì chính quyền địa phương đã có thông báo vùng quy hoạch và các cơ quan chức năng cũng đã cấp phép xây dựng.
    Từ những việc làm và cách hiểu của người dân như vậy và trong một chừng mực nào đó chính quyền địa phương lâu nay quản lý lỏng lẻo, trong một số trường hợp đã hợp thức hoá về thủ tục nên rất lúng túng khi xử lý. Để duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý đô thị, theo chỉ đạo của UBND tỉnh thì UBND các huyện, thị xã có những vi phạm nói trên phải cương quyết xử lý theo thẩm quyền, với nguyên tắc lập lại trật tự đô thị trên cơ sở nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, vi phạm về xây dựng nhà không phép, trái phép buộc phải tự tháo dỡ trong thời gian nhất định. Kết quả cuối cùng chính quyền đạt được điều mình cần làm nhưng để làm được điều đó còn phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan, đây là bài học kinh nghiệm cho những nhà quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...