Đồ Án Quản lý đào tạo theo chế tín chỉ ở trường đại học ngoại ngữ - đại học huế ưu, nhược điểm và biện phá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. GIỚI THIỆU CHUNG

    Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế được thành lập ngày 13/07/2004 theo quyết định số 126/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại học Huế với bề dày truyền thống gần 50 năm kể từ năm 1957. Hiện nay, trường có diện tích rộng hơn 10 hecta toạ lạc tại Làng đại học số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế
    Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế là trung tâm đào tạo, NCKH về ngôn ngữ - văn hoá- du lịch Việt Nam và nước ngoài và cung cấp dịch vụ phiên – biên dịch và cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, cả nước và một số nước trong khu vực
    Ngày 27 tháng 9 năm 2007, giám đốc ĐH Huế, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn đã ký công văn số 1124 công bố kế hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó, áp dụng đào tạo tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo, các chương trình đào tạo thuộc trường ĐH Ngoại ngữ (trường thành viên) và khoá tuyển sinh năm thứ nhất ở tất cả các ngành đào tạo thuộc ĐH Huế.

    1. Lý do chọn đề tài:
    Như các thầy cô đã biết hiện nay các trường đại học trong cả nước đều triển khai mô hình đào tạo theo tín chỉ, vì khác với đào tạo theo niên chế là rập khuôn, cứng nhắt thì đào tạo theo tín chỉ có có nhiều sự mềm dẻo hơn và có nhiều lợi ích hơn như:
    Học chế tín chỉ đã là thông lệ của thế giới, không thể hội nhập thế giới về đào tạo nếu không triển khai tổ chức theo học chế này.
    Tăng cường khả năng tương thông giữa các trường đại học trong cả nước, là điều kiện để sử dụng cơ sở vật chất tối đa, khai thác chất xám của giảng viên, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho quốc gia.
    Để hiện thực hoá triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính chủ động của sinh viên.
    Tạo ra sự phù hợp cao nhất giữa năng lực học tập, tài chính cũng các điều kiện khác của sinh viên với tiến độ và cường độ học tập.
    Là biện pháp quan trọng để hiện đại hoá các hoạt động đào tạo. Đây là cách quản lý đào tạo mềm dẻo nhưng thực chất và không kém phần chặt chẽ chính xác.
    Có thể nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tính năng động cho đội ngũ giảng viên, có điều kiện để sàng lọc đội ngũ giảng viên; giảng viên có thời gian để nghiên cứu, học tập và trao đổi học thuật trong và ngoài nước.
    Nhắm tới mục tiêu cuối cùng là đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng trường đại học. Việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ kết hợp với chế độ kiểm định đánh giá chất lượng trường đại học thường xuyên sẽ từng bước nâng cao chất lượng trường đại học.
    Là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tổ chức quản lý đào tạo.
    Lợi ích của việc chuyển đổi này không thể thấy được trong một sớm một chiều, chưa thể đo ngay bằng tiền bạc. Có thể trước mắt chỉ thấy nhiều thêm khó khăn và phức tạp thêm cho quản lý điều hành.
    Vì vậy chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ là một tất yếu.

    Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, vận hành hệ thống tín chỉ đã được 2 năm, mọi công đoạn từ “Vạn sự khởi đầu nan” đến nay đã dần dần rõ ràng và có khuynh hướng tốt đáng kể, từ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, đến đội ngủ giáo viên ngày càng hoàn thiện hơn, đội ngũ quản lý trở nên nhuần nhuyễn hơn, sinh viên dần tiếp cận và hiểu sâu hơn về đào tạo theo chế tín chỉ, tạo nên một bộ mặt riêng cho một ngôi trường vừa mới thành lập nhưng đã mạnh dạn đứng ra làm thí điểm trong việc đổi mới phương pháp đào tạo mà chưa thành viên nào trong Đại học Huế có thể đãm nhiệm được. Trong sự thành công đã đạt được, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc về quản lý theo chế tín chỉ trong hai năm qua như cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ giáo viên còn thiếu hụt, trình độ quản lý của chuyên viên còn chưa chuyên sâu, đặc biệt là tầm nhận thức của người học đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn chưa rõ ràng. Đó là những lý do cơ bản và chính đáng nhất làm cho bản thân những người quản lý trực tiếp của đơn vị (trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế) phải luôn luôn quan tâm suy nghỉ, trăn trở tìm mọi cách làm sao để cải thiện các vấn đề đó được tốt hơn, phù hợp với xu thế đào tạo tín chỉ trong nước và thế giới.
    2. Ý nghĩa thực tiễn:
    Thông qua đề tài này, với bản thân là một người trực tiếp làm công tác đào tạo tại phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, Tôi muốn chia sẽ một số tình huống cụ thể liên quan đến các vấn đề đã nêu trên và có một vài ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo theo chế tín chỉ của đơn vị mình và có thể giúp cho đơn vị mình hiểu rõ hơn về các vấn đề hiện tại của đơn vị trong giai đoạn đào tạo theo chế tín chỉ. Những điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ra một phương án tối ưu cho việc quản lý đào tạo theo chế tín chỉ của đơn vị trong giai đoạn hiện nay.
    Tôi hy vọng với đề tài này sẽ đóng một phần nhỏ trong việc hoàn thiện hơn vấn đề quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại ngôi trường mình công tác và sẽ là những thông tin bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu cụ thể hơn về quản lý đào tạo theo tín chỉ, cũng như đặt ra được câu hỏi lớn là “ Đến nay Trường Đại học Ngoại – Đại học Huế ngữ đã quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ như thế nào rồi ?”
    3. Phạm vi hoạt động của đề tài:
    Với đề tài này chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế và có thể xa hơn một chút là tác động một phần nào đó đến các trường thành viên của Đại học Huế đang đào tạo theo chế tín chỉ.
    ` 4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài này sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích có tình huống cụ thể, phương pháp so sánh dựa trên việc quản lý đào tạo tín chỉ tại các trường trong nước cũng như quốc tế, cũng thông qua phương pháp đều tra và thống kê số liệu sơ bộ để làm rỏ hơn tình huống cần phân tích, chứng minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...