Thạc Sĩ Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề việt đức Vĩnh Phúc trong môi trường doanh nghiệp hợp tác với

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề việt đức Vĩnh Phúc trong môi trường doanh nghiệp hợp tác với doanh nghiệp​​

    MỤC LỤC
    TT Nội dung Trang
    1 Lý do chọn đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4 Phạm vi nghiên cứu 3
    5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6 Phương pháp nghiên cứu 4
    7 Cấu trúc luận văn 4
    Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý đào tạo trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp
    1.1 Lịch sử nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 6
    1.2 Những vấn đề lý luận về đào tạo nghề 8
    1.2.1 Một số khái niện 8
    1.3 Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo nghề ở trường cao đẳng 19
    1.3.1 Quản lý trường học 19
    1.3.2 Quản lý đào tạo nghề ở cấp trường 22
    1.4 Doanh nghiệp và quan hệ hợp tác với cơ sở đào tạo 26
    1.4.1 Doanh nghiệp và thị trường lao động 26
    1.4.2 Thị trường lao động và đào tạo nhân lực 30
    1.4.3 Nội dung, hình thức liên kết, hợp tác đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp 33
    1.5 Quan niệm về quản lý đào tạo nghề trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp 35
    1.5.1 Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp quản lý 35
    1.5.2 Nội dung quản lý đào tạo nghề trong môi trường hợp tác 38
    1.6 Kết luận chương 1 40
    Chương 2. Thực trạng quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp 40
    2.1 Sơ lược về công tác đào tạo của nhà trườn 41
    2.1.1 Lịch sử và phương hướng phát triển của nhà trường 41
    2.1.2 Hoạt động đào tạo hiện nay 42
    2.2 Thực trạng quan hệ hợp tác đào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp 52
    2.2.1 Căn cứ và cơ chế hợp tác đào tạo 52
    2.2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho doanh nghiệp 52
    2.3 Thực trạng quản lý đào tạo tại trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc 57
    2.3.1 Thực trạng về chương trình ĐTN theo hướng liên kết với doanh nghiệp 57
    2.3.2 Kết quả khảo sát 66
    2.4 Kết luận chương 2 81
    Chương 3. Một số giải pháp quản lý đào tạo hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp
    3.1 Nguyên tắc xác định giải pháp 82
    3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ 82
    3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 82
    3.1.3 Đảm bảo tính hợp lý 82
    3.2 Các giải pháp quản lý đào tạo hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp 83
    3.2.1 Giải pháp hành chính - tổ chức 83
    3.2.2 Giải pháp về chương trình đào tào tạo và quản lý chương trình 85
    3.2.3 Giải pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 88
    3.2.4 Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 91
    3.2.5 Giải pháp về quản lý người học 96
    3.2.6 Giải pháp về xây dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp
    3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý đào tạo trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp 96
    3.3.1 Tổ chức khảo nghiệm 102
    3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 102
    3.4 Kết luận chương 3 103
    Kết luận và kiến nghị 104
    1. Kết luận 104
    2. Kiến nghị 105
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong đó nhân lực được đào tạo là một bộ phận rất quan trọng và có vai trò quyết định trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu rõ: “Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở”. Luật giáo dục năm 2005 cũng khẳng định: “Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.”
    Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu và đã góp phần đáng kể vào phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đào tạo nghề ở nước ta còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu và giải quyết tốt hơn. Thực tiễn cho thấy, việc đào tạo nhân lực ở nước ta trong những năm gần đây không còn phù hợp với thực tiễn việc làm. Trong một số ngành nghề và địa phương, người tốt nghiệp không tìm được việc làm. Trong khi đó một số địa phương, một số ngành nghề lại thiếu nhân lực được đào tạo đáp ứng được nhu cầu công việc của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
    Để người học sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay tại vị trí sản xuất của doanh nghiệp, thì họ phải được đào tạo có đúng năng lực và kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu. Muốn vậy, đào tạo nghề phải gắn chặt với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Nhu cầu về lao động của bên sử dụng lao động phải là thông tin đầu vào cho toàn bộ quá trình đào tạo nghề, từ xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo đến kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. Do vậy mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng.
    Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc là một trường do UBND tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, đóng trên địa bàn phường Liên bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội, nằm trên quốc lộ 2, sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề cảng hàng không Nội Bài. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc lợi thế về địa lý. Tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
    Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đang phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp trong nền kinh tế. Hàng loạt các dự án phát triển công nghiệp được thực hiện, đòi hỏi nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề đáp ứng phù hợp với tốc độ phát triển của các khu công nghiệp. Nhưng hệ thống các trường có chức năng đào tạo nghề chưa theo kịp và đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp. Cơ cấu đào tạo của các trường đào tạo nghề, trong đó có Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, các trường vẫn đào tạo theo lối truyền thống: đào tạo cái mà mình có chứ chưa đào tạo cái doanh nghiệp và thị trường cần.
    Xuất phát từ bối cảnh lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:“ Quản lý đào tạo của trường cao đẳng nghề Việt - Đức, Vĩnh Phúc trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp” để thực hiện luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo dựa vào quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động quản lý đào tạo ở trường cao đẳng nghề Việt H - Đức tỉnh Vĩnh Phúc.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các quan hệ và hoạt động đào tạo trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp của trường cao đẳng nghề Việt Đức Vĩnh Phúc.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Đánh giá thực trạng quản lí đào tạo nghề được hạn chế trong nội bộ trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc
    - Các giải pháp quản lí đào tạo chủ yếu do lãnh đạo trường và các đơn vị quản lí đào tạo thực hiện, có liên quan đến một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xác định cơ sở lý luận của quản lý đào tạo nghề trong môi trường hợp tác với các doanh nghiệp ở trường cao đẳng nghề.
    5.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp ở Trường cao đẳng nghề Việt Đức, Vĩnh Phúc.
    5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lí đào tạo nghề trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp với điều kiện của Trường cao đẳng nghề Việt Đức, Vĩnh Phúc.
    5.4. Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp
    6. phương pháp nghiên cứu
    6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Phương pháp phân tích lịch sử - logic để tổng quan, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết, quan niệm khoa học có liên quan đến quản lí đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp.
    - Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và căn cứ lí luận.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan sát về hoạt động quản lí đào đạo và quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí và hợp tác đào tạo, phân tích, đánh giá hồ sơ quản lí, hồ sơ đào tạo của trường.
    6.3. Các phương pháp khác
    - Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá thẩm định các giải pháp quản lí đào tạo.
    - Phương pháp sử dụng thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu.
    7. cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận của đào tạo nghề trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp
    - Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo của trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc trong môi trường hợp tác với doanh nghiệp
    - Chương 3: Một số giải pháp quản lý đào tạo hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...