Tiến Sĩ Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông Nam Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
    6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5
    7. Những luận điểm bảo vệ 7
    8. Đóng góp mới của luận án 8
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9
    1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước 9
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước 14
    1.2. Một số khái niệm 22
    1.2.1. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội 22
    1.2.2. Quản lý đào tạo 27
    1.2.3. Quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội 29
    1.3. Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội 30
    1.3.1. Một số cách tiếp cận 30
    1.3.2. Nguyên tắc quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội 39
    1.3.3. Nội dung quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội 41
    1.3.4. Phương pháp quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội 52
    1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS 53
    1.4. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo giáo viên 62
    1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 62
    1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Âu 63
    1.4.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương 66
    Kết luận Chương 1 69
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
    2.1. Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ 71
    2.2. Thực trạng quản lý đào tạo giáo viên THCS vùng Đông Nam Bộ 78
    2.2.1. Xây dựng quy hoạch đào tạo và dự báo nhu cầu giáo viên THCS 79
    2.2.2. Quản lý quá trình đào tạo 85
    2.2.3. Sự phối hợp giữa trường sư phạm và các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương 106
    2.2.4. Đánh giá chất lượng sinh viên ra trường 109
    Kết luận chương 2 116
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG NHU CẦU GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
    3.1. Định hướng phát triển giáo dục vùng Đông Nam Bộ 119
    3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế –xã hội 119
    3.1.2. Định hướng phát triển về giáo dục trung học cơ sở 121
    3.1.3. Dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên THCS vùng Đông Nam Bộ 127
    3.2. Một số nguyên tắc xây dựng các giải pháp 128
    3.2.1. Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và giáo dục - đào tạo của các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ 129
    3.2.2. Nguyên tắc tính thực tiễn, khả thi 129
    3.2.3. Nguyên tắc phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT 130
    3.3. Qui trình quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS 130
    3.4. Các giải pháp quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ 135
    3.4.1. Nâng cao năng lực dự báo và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS 135
    3.4.2. Phát triển các nguồn lực của cơ sở đào tạo giáo viên 140
    3.4.3. Đổi mới mô hình và quy trình tổ chức đào tạo 144
    3.4.4. Quản lý phát triển chương trình đào tạo 149
    3.4.5. Nâng cao năng lực quản lý đào tạo của các trường sư phạm 151
    3.4.6. Thiết lập và thực hiện cơ chế phối hợp giữa trường sư phạm và các đơn vị liên quan 154
    3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp 161
    3.6. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp 162
    3.7. Thử nghiệm giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo 164
    Kết luận chương 3 170
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 172
    1.Kết luận 172
    2.Khuyến nghị 173
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Đào tạo theo nhu cầu xã hội là một yêu cầu cần thiết phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường và phù hợp với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước nhằm cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy, việc chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của nhà trường sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội là một trong những chuyển biến quan trọng, cơ bản và cấp thiết của giáo dục đại học nói chung và các trường sư phạm nói riêng.
    Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX và Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ra chỉ thị (số 02/CT-TTg ngày 22/1/2013) giao cho các bộ, ngành, các địa phương xây dựng các đề án, chương trình, quy hoạch mạng lưới các trường, các cơ sở đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực, xây dựng cơ chế chính sách, một cách khẩn trương, tập trung trong năm 2013.
    Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục, vì vậy Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã xác định giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt, trong đó “củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” là một nội dung quan trọng. Vấn đề đổi mới các trường sư phạm về mô hình, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, đặc biệt về năng lực sư phạm là điểm mới trong giải pháp phát triển giáo dục.
    Đổi mới quản lý giáo dục nói chung vừa là đòi hỏi, vừa là mục tiêu của giáo dục tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nó được coi là giải pháp mang tính đột phá nhằm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục. Một trong những nội dung quan trọng của giải pháp này là “tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học”.
    Trên thực tế, ở vùng Đông Nam Bộ tại một số địa phương đang tồn tại tình trạng nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đúng với trình độ, chuyên môn đào tạo (tỷ lệ sinh viên sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ thấp); một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh lại thiếu giáo viên (năm học 2010-2011 thiếu hàng trăm giáo viên, trong đó hơn 300 giáo viên tiểu học). Điều đó chứng tỏ đào tạo của các trường sư phạm chưa thực sự gắn với nhu cầu của xã hội.
    Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý đào tạo nhưng chưa có nghiên cứu về quản lý đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc hơn về công tác đào tạo giáo viên ở các trường, khoa sư phạm đáp ứng nhu cầu vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà trước hết có thể cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo của bản thân trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả chọn vấn đề "Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông Nam Bộ” làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm góp phần nhỏ vào việc đổi mới quản lý giáo dục đại học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm, khoa sư phạm (gọi chung là các trường sư phạm) đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu hiện tại và đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đang còn nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là đối với các hoạt động quản lý đào tạo.
    Nếu nghiên cứu, hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn một cách đầy đủ về quản lý đào tạo sẽ đề xuất được quy trình quản lý đào tạo giáo viên THCS hợp lý, đồng thời đề xuất được các giải pháp quản lý đào tạo đáp ứng nhu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Nhiệm v
    5.1.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo giáo viên THCS đáp ứng nhu cầu xã hội.
    5.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo giáo viên THCS ở các trường sư phạm từ góc độ đáp ứng nhu cầu vùng Đông Nam Bộ.
    5.1.3. Đề xuất quy trình quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    5.1.4. Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục THCS vùng Đông Nam Bộ.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung nghiên cứu được giới hạn tập trung chủ yếu trong phạm vi quản lý đào tạo giáo viên THCS ở các trường CĐSP, khoa sư phạm thuộc các trường ĐH có đào tạo giáo viên THCS; ở một số cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục các cấp thuộc các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
    - Thực trạng vấn đề nghiên cứu được đánh giá thông qua điều tra, khảo sát, các đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 3 trường CĐSP, 3 trường đại học trực thuộc tỉnh, thành phố có đào tạo giáo viên THCS; giáo viên phổ thông THCS tại khu vực miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh); bằng dữ liệu của các tỉnh thành và thông tin từ các buổi làm việc, trao đổi, phỏng vấn tập thể, cá nhân liên quan.
    - Nghiên cứu điển hình tập trung chủ yếu tại trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...