Tiến Sĩ Quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DoN khu vực đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA CÁC
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CHO CÁC
    DOANH NGHIỆP 10
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
    1.2. Khái niệm 15
    1.2.1. Đào tạo . 15
    1.2.2. Quản lý đào tạo 16
    1.2.3. Nhân lực, nhân lực của các doanh nghiệp du lịch . 16
    1.2.4. Nhu cầu nhân lực 18
    1.2.5. Chuẩn nghề nghiệp và chuẩn đầu ra . 18
    1.2.6. Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp . 20
    1.3. Đào tạo nhân lực ngành du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong cơ
    chế thị trường . 22
    1.3.1. Đặc điểm của nhân lực trong ngành du lịch 22
    1.3.2. Đào tạo nhân lực ngành du lịch trong cơ chế thị trường 24
    1.4. Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ngành du lịch
    theo mô hình CIPO . 26
    1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo . 26
    1.4.2. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu
    doanh nghiệp 28
    1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực
    cho các doanh nghiệp ngành du lịch 46
    1.5.1. Thông tin về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp ngành du lịch . 46
    1.5.2. Mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp 48
    1.5.3 Năng lực của nhà lãnh đạo và quản lý nhà trường, doanh nghiệp 52
    1.5.4. Chính sách phát triển nhân lực 53 1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý đào tạo nhân lực ngành
    du lịch và bài học đối với nước ta . 54
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG
    CAO ĐẲNG DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CHO CÁC
    DOANH NGHIỆP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 64
    2.1. Khái quát chung về tình hình đào tạo nghề du lịch ở nước ta hiện nay và
    khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng 65
    2.1.1. Hệ thống các cơ sở đào tạo và tình hình đào tạo nghề du lịch ở nước ta
    hiện nay 65
    2.1.2. Hệ thống các trường Cao đẳng du lịch khu vực đồng bằng Bắc Bộ 66
    2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng 67
    2.3. Đánh giá mức độ sản phẩm đào tạo của các trường cao đẳng đáp ứng
    nhu cầu nhân lực doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ 69
    2.4. Thực trạng về quản lý đào tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng
    nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ 73
    2.4.1. Quản lý đầu vào . 73
    2.4.2. Quản lý tổ chức quá trình dạy học nghề du lịch đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp92
    2.4.3. Quản lý các yếu tố đầu ra . 102
    2.4.4.Thực trạng về khả năng thích ứng của các trường đối với những tác động
    của bối cảnh đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp . 109
    2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo của các trường cao đẳng
    du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực đồng bằng Bắc Bộ . 111
    2.5.1. Điểm mạnh . 111
    2.5.2. Điểm yếu 112
    2.5.3. Thời cơ . 112
    2.5.4. Thách thức 113
    Tiểu kết chương 2 . 113
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG CAO
    ĐẲNG DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH
    NGHIỆP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ . 115 3.1. Định hướng đào tạo nhân lực ngành du lịch khu vực đồng bằng Bắc Bộ
    đến năm 2020 . 115
    3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành du lịch khu vực đồng bằng Bắc Bộ đến
    năm 2020 119
    3.3. Một số nguyên tắc đề xuất các giải pháp . 120
    3.3.1. Đảm bảo tính mục tiêu . 120
    3.3.2. Đảm bảo tính thực tiễn . 121
    3.3.3. Đảm bảo tính hiệu quả 121
    3.3.4. Đảm bảo tính khả thi 121
    3.4. Một số giải pháp . 121
    3.4.1. Giải pháp 1: Quản lý thông tin về nhu cầu nhân lực của các doanh
    nghiệp 121
    3.4.2. Giải pháp 2: Quản lý phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu
    doanh nghiệp 126
    3.4.3. Giải pháp 3: Quản lý việc phát triển đội ngũ giáo viên . 132
    3.4.4.Giải pháp 4:Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện dạy học 137
    3.4.5.Giải pháp 5: Quản lý quá trình dạy học nghề du lịch theo năng lực thực
    hiện 142
    3.4.6. Giải pháp 6:Quản lý đào tạo liên kết giữa trường vàdoanh nghiệp 146
    3.4.7.Giải pháp 7: Quản lý việc tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt
    nghiệp . 151
    3.5. Mối liên hệ giữa các giải pháp . 156
    3.6. Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm một số giải pháp . 157
    3.6.1. Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia . 157
    3.6.2. Thử nghiệm một số giải pháp . 159
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169
    CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ
    trên phạm vi toàn cầu, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia và giải
    quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có
    liên quan như xây dựng, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo hiểm, giao
    thông vận tải, bưu chính - viễn thông . Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới
    (UNWTO) năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 922 triệu, du
    lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỉ USD, tạo việc làm cho trên 300 triệu
    người. Vì hiệu quả to lớn đó, nhiều nước trên thế giới đã chọn du lịchlà ngành ưu
    tiên phát triển số một trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình.
    Với đặc thù thiên nhiên và vị trí địa lý cũng như văn hóa dân tộc, Nhà nước
    ta đã khẳng định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và thân thiện với môi
    trường vì vậy Nhà Nước rất quan tâm đến lĩnh vực này ( đã ban hành chiến lược
    phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch phát triển nhân
    lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 dành riêng một mục xác định mục tiêu phát
    triển nhân lực du lịch ).Theo dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2015 của Tổng
    cục du lịch, nhu cầu về lực lượng lao động tăng bình quân mỗi năm khoảng 8,5%.
    Năm 2015, số lao động các loại đang làm việc trực tiếp trong ngành du lịch ước
    tính là 503.202 người, với tốc độ tăng trưởng 10,2%. Đến năm 2020, ước tính số
    lượng lao động du lịch trực tiếp là 750.000 người. Như vậy, mỗi năm ngành du
    lịch cần tới 20.000 - 22.000 lao động được ĐT mới để bổ sung cho TTLĐ du lịch,
    trong đó chủ yếu là lao động có trình độ kỹ năng cơ bản được ĐTN, trung cấp
    chuyên nghiệp (chiếm tới 85 - 87%), ĐT ở trình độ cao đẳng cần tới 8 - 10%, còn
    lại là ĐT ở trình độ đại học và sau đại học.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh
    được trên thị trường khu vực và quốc tế theo hướng phát triển du lịch bền vững thì
    chất lượng đội ngũ nhân lực của ngành có tính quyết định. Chất lượng nhân lực
    ngành là yếu tố quyết định sức cạnh tranh trong môi trường hình thành cộng đồng
    kinh tế ASEAN vào năm 2015 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhân lực
    ngành du lịch đã và đang đi trước trong việc di chuyển lao động trong nội khối
    thông qua thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau MRAs, đó là phương tiện để công nhận
    những kỹ năng nghề tương đương trong khối ASEAN. Do đó, để nâng cao chất
    lượng dịch vụ du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có
    tầm cỡ khu vực thì yêu cầu đặt ra là cần tăng cường ĐT nhân lực du lịch có kỹ
    năng nghiệp vụ cao, giỏi ngoại ngữ và giao tiếp tốt.



    Trong khi đó, theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành, mặc dù có
    nhiều CSĐT du lịch nhưng chất lượng ĐT chưa cao, còn nhiều khiếm khuyết như
    danh mục ngành nghề còn lạc hậu, còn chậm sửa đổi, bổ sung, chưa tính hết yêu
    cầu của thị trường nên không đáp ứng thực tiễn, thậm chí, trong thời gian gần đây
    mặc dù được bổ sung thêm nhiều ngành nghề mới nhưng hoạt động ĐT vẫn lạc
    hậu so với quốc tế. Ngoài ra, lĩnh vực này còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các
    bên có liên quan trong việc phát triển ĐT nên nhà trường không biết được yêu cầu
    thực tế của DoN, đồng thời, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa CSĐT với DoN nên
    cung chưa đáp ứng được cầu.
    Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do các trường chưa đổi
    mới cách thức QLĐT, vẫn quản lý quá trình ĐT theo kiểu hành chính sự vụ nên
    dẫn đến sự vận hành còn rời rạc, thiếu đồng bộ trong từng bộ phận và toàn bộ hệ
    thống QLĐT, gây ra những mâu thuẫn nội tại trong quá trình QLĐT. Quản lý
    tuyển sinh thiếu thông tin về nhu cầu ĐT của các DoN; Chưa triển khai quản lý
    thông tin về nhu cầu nhân lực của DoN; Quản lý phát triển CTĐT chưa bám sát
    chuẩn đầu ra theo yêu cầu thực tế DoN; Quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng
    xuất phát từ khả năng đáp ứng của nhà trường mà chưa theo nhu cầu đảm bảo chất
    lượng ĐT; Quản lý quá trình dạy học triển khai theo kiểu truyền thống; Quản lý
    đầu ra chưa theo chuẩn đầu ra Các trường cũng đã nhận ra những khiếm khuyết
    nhưng không dễ dàng tìm được mô hình và các giải pháp QLĐT phù hợp với thực
    tiễn của trường. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần đổi mới QLĐT để nâng cao
    chất lượng đáp ứng nhu cầu DoN và nâng cao hiệu quả ĐT của nhà trường.
    Đồng bằng Bắc Bộ có nhu cầu lớn và có điều kiện thuận lợi để phát triển du
    lịch, là nơi hội tụ nhiều đặc trưng của Việt Nam với nhiều tài nguyên đặc sắc về
    văn hóa, sinh thái, cảnh quan, lịch sử gắn với các giá trị văn minh sông Hồng là
    nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác. Đặc thù sử dụng nhân lực du lịch
    ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là rất đa dạng như: du lịch MICE (Hội họp, khuyến
    thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch sinh thái nông
    nghiệp nông thôn; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du
    lịch du thuyền; du lịch làm đẹp; Do đó để đáp ứng nhu cầu DoN, thì các CSĐT
    cần tổ chức ĐT để có nguồn nhân lực đáp ứng các loại hình mà DoN yêu cầu.
    Song trong thực tế, chất lượng nhân lực qua ĐT còn rất nhiều hạn chế, mạng lưới
    các trường Cao đẳng ĐTN du lịch (bao gồm trường cao đẳng và cao đẳng nghề)
    từng bước đáp ứng NCNL du lịch trong vùng, nhưng chất lượng ĐT còn rất thấp (
    còn 57% chưa có chuyên môn nghiệp vụ ), số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề
    và trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu của các DoN du lịch. Một trong những
    nguyên nhân chủ yếu là QLĐT của các CSĐT còn nhiều yếu kém nên đang ĐT
    theo khả năng của mình mà chưa ĐT theo nhu cầu của khách hàng, theo quy luật
    cung - cầu.
    Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến QLĐT đáp ứng
    yêu cầu phát triển nhân lực, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
    toàn diện và hệ thống đối với QLĐT của các trường CĐDL đáp ứng nhu cầu nhân
    lực cho các DoN khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
    Vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đào tạo của các trường
    Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực
    đồng bằng Bắc Bộ” làm nội dung nghiên cứu của luận án là cần thiết và có ý
    nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng ĐT, đổi mới và phát triển nhân lực
    ngành du lịchnước ta trước yêu cầu mới. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài
    liệu cần thiết cả về lý luận và thực tiễn trong việc ĐT đáp ứng nhu cầu nhân lực
    cho các DoN ở các trường CĐDL khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
     
Đang tải...