Tiến Sĩ Quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học viện Chính trị quốc gi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Quan điểm về cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được các nhà kinh
    điển chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập ngay từ những thập kỷ cuối thế kỷ XIX.
    Kế thừa những quan điểm đó, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
    nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan
    tâm đến công tác cán bộ, trong đó có cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS). Ngày
    02/01/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quyết định số
    15/BBTTW về công tác trường đảng nêu rõ nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho các
    Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc I, II, III: “Đào tạo những cán bộ theo các
    chức danh: bí thư, phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân, các trưởng ban của
    Đảng ở huyện, quận và thị xã, bí thư đảng ủy các xí nghiệp quốc doanh, các
    bệnh viện, trường học và các đảng bộ tương đương, ngoài diện trường đảng
    cao cấp Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Thành lập hai hệ đặc biệt ở hai trường
    Nguyễn Ái Quốc I và Nguyễn Ái quốc III, chuyên trách đào tạo, bồi dưỡng cán
    bộ lãnh đạo cấp huyện thuộc dân tộc thiểu số. Ban Dân tộc Trung ương giúp đỡ
    các trường làm tròn nhiệm vụ này”[10] đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng
    thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc
    biệt là cán bộ DTTS.
    Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh
    những thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ, thách thức đã ảnh
    hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội và ổn định quốc phòng an ninh
    các địa phương vùng dân tộc miền núi. Vấn đề nâng cao trình độ, năng lực cho
    đội ngũ cán bộ DTTS nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội
    vùng dân tộc miền núi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này đồng nghĩa với
    việc cán bộ DTTS phải có trình độ học vấn cơ bản, hiện đại, am hiểu chuyên
    môn nghiệp vụ, đồng thời phải nắm vững tri thức lý luận và có kinh nghiệm thực
    tiễn trong lãnh đạo, quản lý và vấn đề trang bị trình độ lý luận chính trị (LLCT)
    trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết để họ có thể nâng cao nhận thức chính trị, khắc phục lối tư duy kinh nghiệm, biết kế thừa, chọn lọc và phát triển
    những cơ sở khoa học vào thực tiễn, từng bước đưa chủ trương, đường lối của
    Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống của nhân dân.
    Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ DTTS còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất
    cập chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
    trong tình hình mới. Một số lượng không nhỏ cán bộ DTTS chưa qua đào tạo,
    bồi dưỡng LLCT, phần lớn trong số họ, bên cạnh sự hạn chế về tư duy lý
    luận, còn hạn chế về năng lực hoạt động thực tiễn (NLHĐTT). Điều này đã
    được Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
    ngày 12 tháng 3 năm 2003 chỉ rõ: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
    lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức
    chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số
    chưa được quan tâm”[15]. Nhận định trên của Đảng cách đây đã hơn một
    thập niên, tuy nhiên cách nhìn nhận, đánh giá trên vẫn là mối quan tâm của
    các cấp, các ngành khi thực tế vẫn chưa có giải pháp tổ chức thực hiện một
    cách thấu đáo trong việc nâng cao năng lực cho cán bộ DTTS, trong đó có
    một phần trách nhiệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học
    viện CTQG Hồ Chí Minh).
    Học viện CTQG Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
    lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà Nước và các đoàn thể chính trị, xã hội, trong
    đó có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ DTTS. Nhiều thế
    hệ cán bộ đã được đào tạo và trang bị một cách hệ thống lý luận cơ bản của chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách của Đảng,
    pháp luật của Nhà nước, giúp họ có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
    vào điều kiện hoàn cảnh thực tế trong từng lĩnh vực công tác.
    Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS
    vẫn còn nhiều bất cập về qui mô và chất lượng đào tạo: dự báo, kế hoạch đào
    tạo cán bộ chưa mang tầm chiến lược; nội dung chương trình chưa thật sự phù
    hợp với đối tượng về mặt bằng trình độ, nhận thức, yếu tố tâm lý, phong tục, tập quán; đội ngũ giảng viên (GV) chưa được cập nhật thường xuyên về nội
    dung, phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất- kỹ thuật (CSVC-KT) còn thiếu
    đồng bộ; một bộ phận học viên (HV) chưa tìm ra phương pháp học tập và



    nghiên cứu tốt nhất. Nguyên nhân của những bất cập nói trên một phần do
    công tác quản lý đào tạo còn nhiều hạn chế: quản lý chương trình đào tạo chưa
    đi sâu vào đối tượng đào tạo là cán bộ DTTS; kế hoạch đào tạo còn bị động;
    đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao nhưng nghiệp vụ sư phạm chưa đáp
    ứng được yêu cầu; công tác quản lý HV còn xem nhẹ; sự phối hợp quản lý đào
    tạo giữa các cấp thẩm quyền chưa đồng bộ. Những nguyên nhân nói trên đã
    ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo cán bộ DTTS nhằm tăng cường
    NLHĐTT trong bối cảnh hiện nay.
    Xuất phát từ mục đích có tính cấp thiết đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài:
    Quản lý đào tạo Cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Học
    viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải
    pháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ DTTS nhằm nâng cao
    NLHĐTT cho đội ngũ này tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Tổng quan vấn đề nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo Cao cấp
    LLCT cho cán bộ DTTS.
    - Hệ thống hóa và xây dựng lý luận về quản lý đào tạo Cao cấp LLCT
    cho cán bộ DTTS.
    - Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo Cao cấp LLCT
    cho cán bộ DTTS ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh
    - Đề xuất các giải pháp quản lý đào tạo Cao cấp LLCT cho cán bộ
    DTTS tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh nhằm tăng cường NLHĐTT cho đội
    ngũ này trong bối cảnh hiện nay.
     
Đang tải...