Tiến Sĩ Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết . 1
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
    2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài . 3
    2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước . 7
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án . 15
    4. Câu hỏi nghiên cứu 16
    5. Phạm vi nghiên cứu . 16
    6. Phương pháp nghiên cứu . 17
    6.1. Khung nghiên cứu 17
    6.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu . 17
    6.3. Phương pháp nghiên cứu . 18
    7. Những đóng góp khoa học của luận án . 18
    8. Kết cấu luận án 19
    CHƯƠNG 1 20
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA
    NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DNNN 20
    1.1. Tổng quan về vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước . 20
    1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước . 20
    1.1.2. Vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 24
    1.1.2.1 Khái niệm vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước . 24
    1.1.2.2 Đặc điểm vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 26
    1.2. Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN . 29
    1.2.1. Khái niệm quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN . 29
    1.2.2. Mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN . 30 1.2.3.
    Nguyên tắc quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN . 32
    1.2.4. Nội dung quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 33
    1.2.4.1. Chính sách, quy định pháp luật về vốn Nhà nước tại các DNNN 33
    1.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN 44
    1.2.4.3. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về
    vốn Nhà nước tại DNNN 48
    1.2.5. Đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN . 53
    1.2.5.1. Mục tiêu đánh giá 53
    1.2.5.2. Tiêu chí đánh giá . 54
    1.2.5.3. Phương pháp đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
    các DNNN thông qua điều tra, phỏng vấn . 60
    1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
    DNNN . 61
    1.2.6.1 Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước 61
    1.2.6.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp Nhà nước 63
    1.2.6.3 Các yếu tố khách quan . 64
    1.3 Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN 65
    1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 65
    1.3.1.1. Chính sách đầu tư vốn của Chính phủ vào các Doanh nghiệp Nhà nước 65
    1.3.1.2. Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước và việc xác
    định các chức năng quản lý cho bộ máy đó . 67
    1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore . 69
    1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc . 70
    1.3.3.1. Mục tiêu và chính sách đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp . 70
    1.3.3.2. Cơ chế giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của DNNN . 72
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77
    CHƯƠNG 2 78
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC
    TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN
    NAY 78
    2.1. Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam 78
    2.1.1. Sự hình thành các Tổng công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam 78
    2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 80
    2.1.3. Mô hình tổ chức của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 80
    2.2. Khái quát chung về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh của các Tổng
    công ty xây dựng Nhà nước 80
    2.2.1. Nguồn vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 80
    2.2.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu . 80
    2.2.1.2 Vốn Nhà nước đầu tư tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 81
    2.2.2. Nợ phải trả và khả năng đảm bảo nợ của các Tổng công ty xây dựng 82
    2.2.2.1. Về nợ phải trả: . 82
    2.2.2.2. Về khả năng đảm bảo nợ: 83
    2.2.3. Sử dụng vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 83
    2.2.3.1. Quy mô đầu tư: 83
    2.2.3.2. Khoản phải thu của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 84
    2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 84
    2.2.4.1. Tình hình doanh thu: . 84
    2.2.4.2. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các Tổng công ty xây
    dựng Nhà nước . 86
    2.2.4.3. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của các Tổng công ty
    xây dựng Nhà nước 87
    2.3. Thực trạng cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
    công ty xây dựng Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 88
    2.3.1. Thực trạng các chính sách, quy định pháp luật về vốn Nhà nước tại các Tổng công
    ty xây dựng Nhà nước 88
    2.3.1.1. Chính sách cấp phát, đầu tư và huy động vốn . 88 2.3.1.2.
    Chính sách sử dụng vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 95
    2.3.1.3. Chính sách phân phối lợi nhuận tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 101
    2.3.2. Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 103
    2.3.3. Việc kiểm tra, giám sát vốn Nhà nước đầu tư tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
    nước 106
    2.3.3.1. Đối tượng giám sát: . 106
    2.3.3.2. Chủ thể giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước: . 106
    2.3.3.3. Nội dung giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 107
    2.3.3.4. Phương thức giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 108
    2.4. Kết quả điều tra chuyên gia về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
    các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 109
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu 109
    2.4.2. Dữ liệu nghiên cứu 114
    2.4.3. Kết quả điều tra chuyên gia 114
    2.4.3.1. Thống kê mô tả 114
    2.4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) và kiểm định lại kết quả 120
    2.4.3.3. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về phương án tách chức
    năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước 129
    2.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vốn
    Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 130
    2.5.1. Phương pháp nghiên cứu 130
    2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu . 131
    2.5.3. Mô hình nghiên cứu . 132
    2.5.4. Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm 133
    2.5.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm . 134
    2.5.6. Một số hàm ý về chính sách qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm 136
    2.6. Đánh giá chung về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
    công ty xây dựng Nhà nước 137
    2.6.1. Thành công . 137
    2.6.2. Hạn chế . 138
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 139
    CHƯƠNG 3 140
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN
    NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐẾN
    NĂM 2020 140
    3.1. Bối cảnh tác động đến quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng
    Nhà nước đến năm 2020 . 140
    3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn
    Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước đến năm 2020 142
    3.2.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
    Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 142
    3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
    Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 144
    3.2.3. Định hướng hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối vốn Nhà nước tại các Tổng công
    ty xây dựng Nhà nước 144
    3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
    công ty xây dựng Nhà nước đến năm 2020 145
    3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng đại diện của chủ sở hữu Nhà nước tại
    các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. 146
    3.3.1.1. Tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở
    hữu góp phần tăng cường hiệu quả quản lý vốn Nhà nước 146
    3.3.1.2. Tăng cường quyền và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
    trong việc thực hiện chức năng giám sát các cơ quan Nhà nước thực hiện chức
    năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước 147
    3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối với
    các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 147
    3.3.2.1. Nâng cao tính hiệu lực của cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước
    đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 147

    3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối với các Tổng
    công ty xây dựng Nhà nước 148
    3.3.2.3. Hoàn thiện phương thức của cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước
    đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 150
    3.3.3.
    Nhóm giải pháp tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà
    nước và mô hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các Tổng công
    ty xây dựng Nhà nước 151
    3.3.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý . 151
    3.3.3.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý Nhà nước đối với DNNN 153
    3.3.4. Đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty
    xây dựng Nhà nước 156
    3.3.4.1. Cải cách hành chính trong công tác quản lý vốn của Nhà nước tại các Tổng
    công ty xây dựng nhà nước .156
    3.3.4.2. Hoàn thiện các công cụ quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty xây
    dựng Nhà nước . 157

    3.3.4.3. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng
    Nhà nước 160
    3.3.4.4. Chế độ trách nhiệm của quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
    Tổng công ty xây dựng Nhà nước . 162
    3.3.5. Đổi mới quy trình đầu tư và xây dựng tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
    nước . 163

    3.3.6. Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
    nước . 163
    3.4. Các giải pháp khác . 164
    3.4.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền sở hữu 164
    3.4.2. Chế tài đối với Doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả . 165
    3.4.3. Minh bạch hóa hoạt động tài chính và tài trợ 166
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 167
    KẾT LUẬN 168
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 170
    PHỤ LỤC . 171
    PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA . 229
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 236
    1. Tính cấp thiết
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước
    (DNNN) là hoạt động quản lý vừa mang tính tổng quát của Nhà nước với tư cách cơ



    quan công quyền phải quản lý các doanh nghiệp nói chung, vừa mang tính cụ thể
    của người chủ sở hữu phải quản lý vốn của mình tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
    của Nhà nước để đảm bảo vốn Nhà nước đầu tư được bảo toàn, khai thác và sử
    dụng hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Vốn Nhà nước được
    đầu tư vào các DNNN có những đặc tính tương tự như việc đầu tư của các chủ thể
    khác, song cũng có nhiều điểm khác biệt. Với quy mô vốn đầu tư rất lớn vào các
    DNNN, yêu cầu đảm bảo hiệu quả tài chính mang tính bắt buộc, đồng thời còn phải
    đảm bảo phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Công tác quản lý của Nhà nước đối
    với vốn Nhà nước rất phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều mặt trong
    chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của một quốc gia. Do đó, nghiên
    cứu chuyên sâu về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước là cần thiết nhằm
    đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống lý luận và đòi hỏi thực tế, đặc biệt dưới áp lực
    cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    Vốn đầu tư của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh được thực hiện thông
    qua hình thức đầu tư vốn/góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư bổ sung
    cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trước khi có Luật Doanh
    nghiệp Nhà nước, Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp dưới hình thức cấp vốn.
    Khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp được
    Nhà nước đầu tư vốn điều lệ. Luật cũng quy định rõ về việc thành lập, tổ chức quản
    lý và hoạt động của DNNN và mối quan hệ sở hữu giữa Nhà nước, đại diện chủ sở
    hữu vốn Nhà nước, người đại diện vốn đầu tư tại doanh nghiệp.
    Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời là một khung pháp lý thống nhất quan
    trọng áp dụng điều chỉnh đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
    tế. Các doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng, tự do cạnh tranh, hợp tác và phát triển, do đó, Luật Doanh nghiệp được rất nhiều chủ thể kinh tế và các nhà nghiên
    cứu ủng hộ và đánh giá cao. Nội dung chủ yếu của Luật Doanh nghiệp năm 2005
    quy định về việc thành lập, đăng ký kinh doanh; mô hình tổ chức bộ máy hoạt động
    của doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến
    quyền của chủ sở hữu vốn Nhà nước, việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh
    doanh, quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với đại diện chủ sở hữu, người đại diện
    phần vốn góp tại doanh nghiệp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
    Doanh nghiệp năm 2005. Do đó, cần phải có một quy định riêng về việc quản lý, sử
    dụng vốn Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp.
    Để bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN nói chung và
    các Tổng công ty xây dựng Nhà nước - nhóm các đơn vị Nhà nước đầu tư vốn rất
    lớn do tính chất đặc thù của ngành xây dựng, vấn đề cấp bách đặt ra là Nhà nước
    cần phải có các văn bản pháp luật và các cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện Luật
    về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay Nhà nước
    đã có một số văn bản hướng dẫn thực hiện đối với công tác đầu tư và quản lý vốn
    tại doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ, chưa sát với yêu cầu thực tiễn, còn có
    một số hạn chế chủ yếu như: (1) Tồn tại mâu thuẫn trong quản lý vốn Nhà nước,
    trong đó nguồn gốc sâu xa là vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích giữa Nhà nước và
    doanh nghiệp, đặc biệt mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với
    người trực tiếp điều hành doanh nghiệp chưa được làm rõ. Người trực tiếp điều
    hành DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu không đủ quyền tự chủ điều hành
    doanh nghiệp, lại không chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến
    tình trạng không có người chịu trách nhiệm và đủ quyền kiểm soát việc sử dụng vốn
    Nhà nước, hậu quả là vốn bị thất thoát, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thậm
    chí dẫn đến tham ô, tham nhũng, lạm dụng tài sản, nguồn vốn của Nhà nước để tư
    lợi cá nhân qua các trường hợp của Tập đoàn Vinashin và Vinaline; (2) Thiếu các
    chính sách và quy định pháp luật phù hợp trong quản lý đầu tư, huy động và sử
    dụng vốn Nhà nước tại các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, dẫn đến tình trạng đầu tư
    dàn trải, thiếu tập trung, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Nhà nước đầu tư vốn tại các doanh nghiệp nhưng lại không thực hiện được mục tiêu quản lý, trong
    khi lãi thì doanh nghiệp hưởng, lỗ thì Nhà nước chịu. Một số DNNN hoạt động
    dưới hình thức là tổng công ty Nhà nước hoặc tập đoàn kinh tế Nhà nước, tuy nhiên
    về bản chất vẫn vận hành với chế độ sở hữu cũ, chưa thực sự thích ứng trong môi
    trường cạnh tranh và toàn cầu hoá; (3) Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc
    thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các tổng công
    ty chưa chặt chẽ và nghiêm túc, việc xử lý vi phạm cũng chưa đến nơi đến chốn,
    gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp làm ăn
    đúng đắn.
    Ngày 26/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quản lý, sử dụng
    vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số
    69/2014/QH13) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Để triển khai thực hiện Luật này có
    hiệu quả đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách rất cụ thể, đặc biệt là các chính sách
    có liên quan đến quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
    Từ thực trạng nêu trên, vấn đề quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước
    tại các DNNN đang trở thành vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm của cả nước,
    doanh nghiệp, nhà khoa học và xã hội nói chung. Trong bối cảnh đó, đề tài: “Quản
    lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước”
    được Nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và
    thực tiến. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện quản lý Nhà
    nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, nhằm huy động và sử dụng được
    vốn Nhà nước một cách hiệu lực và hiệu quả.
     
Đang tải...