Tiểu Luận Quản lý công tác kiểm tra nội bộ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Theo Lê Nin : “ Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không Lãnh đạo ”. Do đó, kiểm tra là một chức năng rất cần thiết không thể thiếu được trong công tác của người quản lý nói chung và trong hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng ( HT ) nói riêng. Qua việc tổ chức thực hiện kiểm tra sẽ giúp cho HT nắm rõ được kết quả thực hiện công việc của cấp dưới về mọi mặt. Để từ đó tư vấn, thức đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc điều chỉnh kế hoạch kịp thời sao cho đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch đề ra.
    Kiểm tra nội bộ ( KTNB ) trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược thường xuyên, kịp thời, giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. KTNB trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Thực tế cho thấy rằng nếu kiểm tra kịp thời và đánh giá chính xác, trung thực sẽ giúp cho HT có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả dẫn đến công việc thành công hơn. Như Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : “ Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến gấp mười, gấp trăm lần ”.
    Quản lý nhà trường thực chất là quản lý về xây dựng đội ngũ, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, về kế hoạch phát triển giáo dục, về hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo và tự kiểm tra công tác quản lý của HT. Là HT chúng tôi luôn mong muốn nhà trường có một đội ngũ vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính đảm bảo, chất lượng giáo dục và đào tạo của trường đạt hiệu quả cao, HT cải tiến công tác quản lý Nhưng thực tế cho thấy trong công tác KTNB của nhà trường trong những năm qua còn nhiều bất cập, hiệu quả đạt chưa cao.

















    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    CHƯƠNG 1 :
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...