Tiểu Luận : Quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thcs hoàng hoa thám huyện cưmgar tỉnh đăk

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU:
    I. Lý do chọn đề tài:
    Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và hội nhập Quốc tế, nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới có tri thức, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần có bước chuyển mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời tích cực thực hiện các cuộc vận động của nguyên bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
    Thực hiện tốt các cuộc vận động, chỉ thị của ngành chính là để nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết với người làm nghề dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học chính là để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương II - khóaVIII của Đảng. Giáo dục và Đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống.
    Hoạt động chuyên môn của trường là thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm của năm học, hoạt động chuyên môn có tốt, có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà trường mới cao, chất lượng giáo dục của một trường là thước đo năng lực quản lý của Ban giám hiệu nhà trường và trình độ, năng lực giảng dạy của giáo viên trường đó. Xong thực tế trong những năm qua chất lượng dạy và học của trường có cao nhưng chưa ổn định, còn nhiều bất cập. Bởi tác động mặt xấu của thời kì hội nhập, của mạng Intenet. Những mặt xấu của xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập dẫn đến kết quả học tập yếu, kém, bỏ học (Thể hiện qua kết quả xếp loại hai mặt cuối năm học của nhà trường).
    Là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường trung học cơ sở, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là những trường vùng sâu vùng xa như trường chúng tôi. Qua nhiều năm làm công tác chuyên môn tại trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở. Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”, tôi chọn đề tài “Quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Hoàng Hoa Thám”.
    II. Mục đích và phương pháp:
    1. Mục đích nghiên cứu:
    Qua quá trình phân tích, nghiên cứu, thu thập thông tin về hoạt động chuyên môn tại trường THCS Hoàng Hoa Thám. Tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
    2. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp trò chuyện: Tiến hành trong quá trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua trò chuyện với giáo viên và học sinh, trao đổi trong BGH.
    - Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Phương pháp này được tiến hành trước và trong quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu khách quan: Được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua quá trình làm việc, trò chuyện, thực tế, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...