Báo Cáo Quản lý chương trình học - học phần xây , quản lý và đánh giá chương trình học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Gồm 1 bản word và 1 sile thuyết trình * 50 trang

    BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN


    [TABLE="width: 643"]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD]HỌC VIÊN THỰC HIỆN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] I. CÁC KHÁI NIỆM:
    1.1. Chương trình
    1.2. Quản lý chương trình học
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Thị Hằng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. CÁC MÔ HÌNH QLCT HỌC
    [/TD]
    [TD]

    Trần Thị Minh

    Nguyễn Đức Đổi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. CÁC CẤP ĐỘ QLCT HỌC
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IV. QLCT HỌC CẤP ĐỘ TRƯỜNG
    4.1. QLCT học cấp độ trường phổ thông
    4.2. QLCT học cấp độ trường đại học & cao đẳng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]V. QLCT CẤP ĐỘ KHOA/BỘ MÔN
    5.1. QLCT học cấp độ khoa – trường đại học & cao đẳng
    5.2. QLCT học cấp độ tổ bộ môn – trường phổ thông
    [/TD]
    [TD]
    Nguyễn Thị Thanh Thủy

    Nguyễn Quỳnh Anh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VI. QLCT CẤP ĐỘ GIÁO VIÊN/GIẢNG VIÊN
    6.1. QLCT học cấp độ giảng viên – trường đại học & cao đẳng
    6.2. QLCT học cấp độ giáo viên – trường phổ thông
    [/TD]
    [TD]
    Nguyễn Tấn Thịnh

    Đinh Thị Xuân
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC

    I. CÁC KHÁI NIỆM
    1.1. Chương trình học (curriculum):
    1.1.1. Chương trình học theo quan niệm truyền thống:
    Curriculum xuất phát từ cỗ xe La Mã truyền lại cho đời sau
    - Curriculum là những gì giảng dạy trong nhà trường.
    - Curriculum là một tập hợp các môn học.
    - Curriculum là nội dung.
    - Curriculum là một chương trình nghiên cứu.
    - Curriculum là một tập hợp các khóa học.
    - Curriculum là một tập hợp các tài liệu.
    - Curriculum là một trình tự các khóa học.
    - Curriculum là một tập hợp các mục tiêu thực hiện.
    - Curriculum là một khóa học.
    - Curriculum là tất cả những gì xảy ra trong nhà trường, bao gồm cả các hoạt động ngoại khóa, sự giảng dạy và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
    - Curriculum là những gì được giảng dạy trong và ngoài trường, do nhà trường định hướng.
    - Curriculum là tất cả những gì được phòng tổ chức của nhà trường lên kế hoạch.
    - Curriculum là chuỗi các kinh nghiệm mà người học đã trãi qua trong nhà trường.
    - Curriculum là những gì mà từng cá nhân người học thu nhận được do kết quả của việc học tập ở nhà trường.
    Þ Từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng curriculum được hiểu theo nghĩa hẹp (như một môn học) hoặc nghĩa rộng (như tất cả những kinh nghiệm của người học, cả ở trong lẫn ngoài trường, do nhà trường định hướng).
    1.1.2. Chương trình học theo một số chuyên gia:
    - Theo Albert I. Oliver đặt curriculum ngang với chương trình giáo dục và chia ra làm bốn yếu tố cơ bản: “(1) chương trình các môn học,(2) chương trình các kinh nghiệm, (3) chương trình dịch vụ, và (4) chương trình tiềm ẩn”.
    - Theo J.Gaylen Saylor, William M.Alexander và J. Lewis đưa ra định nghĩa như sau:’ Chúng tôi định nghĩa curriculum như một kế hoạch nhằm cung cấp tập hợp các cơ hội học tập cho mọi người để họ được hưởng nền giáo dục đó”.
    - Theo Hilda Taba thì cho rằng: “Một chương trình học là một kế hoạch cho học tập. Tất cả các chương trình học, dù là được thiết kế theo cách nào, đều bao gồm những yếu tố xác định. Một chương trình thường có một tuyên bố về các mục đích và mục tiêu cụ thể; nó chỉ ra một số lựa chọn và cấu trúc của nội dung; nó ám chỉ hoặc biểu lộ các kiểu học tập và giảng dạy nhất định, do các mục tiêu đòi hỏi chúng hoặc do cơ cấu nội dung yêu cầu chúng. Cuối cùng, nó bao gồm cả một hệ thống đánh giá kết quả”.
    Þ Tư những khái niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát về chương trình học như sau: “Chương trình học là toàn bộ chương trình, hoạt động của nhà trường- và có thể diễn ra bên ngoài lớp học hay bên ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của cán bộ nhà trường”.
    1.2. Quản lý chương trình học:
    Xuất phát từ những góc độ khác nhau nên rất nhiều học giả trong và ngoài nước đưa ra những giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là vào thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Đây là các định nghĩa quản lý của các trường phái quản lý học:
    - Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”.
    - Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đọa, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
    - Hard Koont: “ Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”.
    - Peter F. Oliva: “ Quản lý là hành động diễn tả sự cai quản”. dịch giả Nguyễn Kim Dung-Xây dựng chương trình học, trang 2.
    Quản lý là tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lập kế hoạch, ra quyết định,tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn tổ chức (con người, tài chính – vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả.
    Þ Như vậy, quản lý chương trình học là các chương trình và các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo sao cho chương trình đạt được mục đích , mục tiêu như mong đợi trong đó gồm cả việc nắm bắt, định hướng những thay đổi trong công tác chương trình.Những hoạt động này có những hình thức khác nhau tùy theo cấp độ quản lý.
    II. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC
    2.1. Các yếu tố cần quản lý trong chương trình:
    - Quản lí công tác cán bộ, công tác tổ chức
    + Nắm chắc tình hình, cơ cấu đội ngũ nguồn nhân lực.
    + Phân công đúng người, đúng việc.
    + Giám sát quá trình thực hiện công việc.
    - Quản lí cơ sở vật chất, kỹ thuật
    + Nắm vững tình trạng, số lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
    + Kiểm kê định kỳ.
    - Quản lí phương pháp đổi mới dạy học
    + Dự giờ lên lớp.
    + Khảo sát lấy thông tin phản hồi từ người học.
    + Tổ chức hội thảo, chuyên đề.
    - Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chương trình học.
    + Khảo sát, lấy ý kiến giáo viên, người học, phụ huynh học sinh.
    + Đánh giá dựa vào các tiêu chí.
    + Dự giờ lên lớp.
    + Khảo sát lấy thông tin phản hồi từ người học.
    - Quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, tổ chức hội thảo, chuyên đề.
    - Quản lí tài chính
    + Kế hoạch tài chính rõ ràng.
    + Cân đối ngân sách thu – chi.
    + Tạo các nguồn thu từ xã hội hóa giáo dục.
    2.2. Hệ thống quản lý toàn diện:
    Bản chất của quá trình toàn diện này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây. Trong đó, mỗi bước suy diễn đều theo sau việc xác định mục đích đã được phác thảo để nghiên cứu. Điều phải chú ý : là hành động thực hiện các thay đổi diễn ra sau khi phương hướng được đưa ra, chứ không phải là ngược lại.
    Một nhóm tác giả trong khi nghiên cứu một số vùng miền ở Hoa Kỳ đã khám phá được bốn giả thuyết rất quan trọng đối với các cải tiến thành công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...