Thạc Sĩ Quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NGâN SáCH NHà Nước
    1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
    1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi
    2. Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
    II. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước
    1. Nguyên tắc quản lý theo dự toán
    2. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
    3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước
    III. Tổ chức quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
    l. Xây dựng định mức chi
    2. Lập dự toán chi thuờng xuyên
    3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
    4. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thuờng xuyên của NSNN

    I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NGâN SáCH NHà Nước
    1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
    Chi tiêu của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức. Trong quản lý NSNN ta hiện nay người ta chủ yếu phân loại nội dung chi của nó theo một số nhóm lớn, như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi viện trợ và chi khác.
    Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quĩ NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nước vẫn phải cung ứng.
    Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ thường xuyên mà Nhà nước phải đảm nhận càng tăng, đã làm phong phú thêm nội dung chi thường xuyên của NSNN. Tuy vậy, trong công tác quản lý chi người ta có thể lựa chọn một số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp chúng vào nội dung chi thường xuyên một cách nhanh và thống nhất.
    1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi
    Nếu phân loại theo tiêu thức này, thì nội dung chi thường xuyên của NSNN bao gồm:
    + Chi cho các hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn - xã.
    Hoạt động sự nghiệp văn - xã thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN bao gồm nhiều loại hình đơn vị tham gia vào lĩnh vực này, như: các đơn vị sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; sự nghiệp Y tế; sự nghiệp Văn hoá - Nghệ thuật; Thể dục - Thể thao; Thông tấn, báo chí; Phát thanh - Truyền hình; .v.v., một khi các đơn vị đó do Nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ cho nó hoạt động. Tuy nhiên, mức cấp kinh phí cho mỗi đơn vị là bao nhiêu lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mà mỗi đơn vị phải đảm nhận và cơ chế quản lý tài chính mà mỗi đơn vị thuộc hoạt động sự nghiệp văn - xã đã đăng ký áp dụng với cơ quan quản lý tài chính nhà nước và hiện đang có hiệu lực thi hành.
    + Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước.
    Việc thành lập các đơn vị sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, hầu như ngành nào cũng có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý. Tuy nhiên, kết quả do hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế này tạo ra không nhất thiết chỉ mang lại lợi ích riêng cho một ngành đó, mà nhiều khi lại là lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Các đơn vị sự nghiệp giao thông do ngành Giao thông quản lý, nhưng kết quả hoạt động của sự nghiệp giao thông là góp phần làm cho giao thông được thông suốt, an toàn lại là lợi ích chung cho rất nhiều ngành được hưởng. Những ví dụ tương tự như trên có thể thấy rất rõ ở hoạt động sự nghiệp của các ngành khác, như: Sự nghiệp Nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; sự nghiệp Khí tượng, thuỷ văn; sự nghiệp Đo vẽ bản đồ; sự nghiệp Định canh, định cư và kinh tế mới .v.v
    Một bộ phận nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đa số các đơn vị sự nghiệp kinh tế được hình thành thông qua số chi thường xuyên của NSNN và các đơn vị được cấp phát từ nguồn vốn của NSNN tại Kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận nguồn kinh phí do các đơn vị tự thu, được phép giữ lại để sử dụng và quản lý qua NSNN, như: các khoản phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác. Về thực chất, những khoản này vẫn phải tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN và được xử lý thông qua nghiệp vụ ghi thu – ghi chi vào NSNN của Kho bạc nhà nước.
    + Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước.
    Khoản chi này phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bởi với chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội nên bộ máy quản lý nhà nước đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và có ở mọi ngành kinh tế quốc dân. Cụ thể là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...