Luận Văn Quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

    1.1. Chi Ngân sách Nhà nước
    Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước; đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN phân phối các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến những mục đích sử dụng cụ thể.
    Chi thường xuyên là một bộ phận của chi NSNN. Nó phản ánh quá trình phân phối và sử dụng các quỹ NSNN để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.
    1.2. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
    Những vấn đề nghiên cứu cơ bản ở nội dung này gồm:
    (1) Khái quát về hệ thống GD & ĐT của Việt Nam.
    (2)Vai trò của chi ngân sách với sự nghiệp GD & ĐT
    (3) Đặc điểm của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Trong đó, Luận văn đã chỉ ra được những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT; những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
    (4) Nguồn kinh phí đảm bảo chi cho sự nghiệp GD & ĐT.
    Gồm hai nguồn kinh phí chính là: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp.
    (5) Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
    Cơ cấu các khoản chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT được nghiên cứu ở các góc độ sau đây:
    Nếu xem xét theo mức độ phát sinh thì có thể phân các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục - đào thành hai nhóm là: Nhóm các khoản chi có tính thường xuyên và nhóm các khoản chi không có tính chất thường xuyên.
    Nếu xem xét cơ cấu các khoản chi cho sự nghiệp GD & ĐT dưới góc độ quỹ lương thì có thể chia thành: Các khoản chi lương (bao gồm các khoản chi lương và các khoản chi có tính chất lương) và các khoản chi khác.
    Nếu xem xét cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục theo khoản mục chi thì có thể phân thành các nhóm sau: Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng; Chi cho học sinh, sinh viên: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thuởng; chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên; Chi quản lý hành chính; Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập Các khoản mục chi khác theo quy định.
    1.3. Quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
    Đây là nội dung trọng tâm của chương I và được nghiên cứu ở các điểm cơ bản sau đây:
    Một là. Những nguyên tắc quản lý chi ngân sách trong sự nghiệp
    GD & ĐT. Trong đó, trình bày những nguyên tắc cơ bản là:
    Nguyên tắc quản lý theo dự toán;
    Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả;
    Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách;
    Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà nước;
    Thứ hai là. Các nội dung quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT.
    Là một bộ phận của NSNN, công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT cũng được quản lý theo ba khâu: Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của từng khâu được Luận văn phân tích khá kỹ trên cơ sở của Luật NSNN.
    Thứ ba là. Một số phương pháp quản lý chi NSNN trong sự nghiệp GD & ĐT. Luận văn nghiên cứu một số phương pháp cơ bản là:
    Phương pháp quản lý và cấp phát theo theo dự toán;
    Phương pháp quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT bằng định mức chi. Có hai loại định mức cơ bản là: Định mức chi tiêu tổng hợp và Định mức chi tiêu cho từng mục chi.
    Phương pháp khoán chi.
    Phương pháp quản lý theo cơ cấu chi ngân sách.
    Thứ tư là. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT. Trong đó, trình bày một số nhân tố ảnh hưởng chính là: Nhóm nhân tố về cơ chế chính sách, nhóm nhân tố về trình độ cán bộ; các nhân tố về môi trường làm việc; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý, điều hành chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT
    1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT.
    Cần phải hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp
    GD & ĐT vì một số lý do sau đây:
    Một là. Chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT là công cụ đắc lực giúp nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp GD & ĐT. Tuy nhiên, công cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện tốt, đảm bảo được các yêu cầu của công tác chi NSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, bám sát vào dự toán được duyệt, chi tiết kiệm hiệu quả .
    Hai là. Xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN; nội dung các khoản chi cho sự nghiệp GD & ĐT rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; các qui định của nhà nước liên quan đến chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nhiều và phức tạp do đó, nếu công tác quản lý chi cho sự nghiệp GD & ĐT không tốt sẽ làm phát sinh thất thoát, lãng phí các nguồn kinh phí.
    Ba là. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD & ĐT nói riêng hiện đang tồn tại nhiều hạn chế, tồn tại như: Lập kế hoạch chưa sát đúng thực tế; các tiêu chuẩn định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp; quyền tham gia vào việc ra quyết định của các đơn vị còn hạn chế Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả ;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...