Tiến Sĩ Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012



    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ . viii
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .6
    1.1. Các nghiên cứu ngoài nước . 6
    1.2. Các nghiên cứu trong nước . 11
    1.3. Phương pháp nghiên cứu . 20
    1.3.1. Phương pháp so sánh 20
    1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ .21
    1.3.3. Phương pháp điều tra 22
    1.3.4. Phương pháp thống kê 24

    CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN .27
    2.1. Tổng quan về chi NSNN trong đầu tư XDCB . 27
    2.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản .27
    2.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 33
    2.1.3. Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB .35
    2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB 39
    2.2.1. Khái niệm .39
    2.2.2. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN .39
    2.2.3. Bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương 42
    2.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB .45
    2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB .51
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB 63
    2.3.1. Các nhân tố chủ quan .63
    2.3.2. Các nhân tố khách quan 65
    2.4. Kinh nghiệm một số quốc gia và bài học cho Việt Nam trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB . 67
    2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB .67
    2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB .73

    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 77
    3.1. Khái quát thực trạng chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 77
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 77
    3.1.2. Thực trạng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định .81
    3.1.3. Thực trạng chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 82
    3.2. Thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định . 94
    3.2.1. Kết quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 94
    3.2.2. Hiệu quả quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định .95
    3.2.3. Chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 97
    3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 116
    3.3.1. Những kết quả đạt được .116
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 120

    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 130
    4.1. Định hướng chi NSNN trong đầu tư XDCB cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định . 130
    4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 .130
    4.1.2. Định hướng phân bổ chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 2011 - 2020 138
    4.1.3. Quan điểm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định. 139
    4.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định . 140
    4.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý của Tỉnh Bình Định có liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB 140
    4.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN .143
    4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn lập báo cáo đầu tư, lập dự án và thẩm định dự án 157
    4.2.4. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN .158
    4.2.5. Hoàn thiện công tác nghiệm thu, bàn giao tiếp nhận và vận hành kết quả đầu tư .161
    4.2.6. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB tỉnh Bình Định 163
    4.2.7. Một số giải phác khác nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư
    XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định 165
    4.3. Kiến nghị . 167

    KẾT LUẬN 172

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 175
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .176

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Tỉnh Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng. Đồng thời, Bình Định có vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2005 - 2010 trên 10%/năm. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, thiếu bền vững. Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, trong đó cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chưa đạt yêu cầu. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến tiến hành chậm. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển công nghiệp chưa được tập trung chỉ đạo đúng mức. Trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm ít đa dạng, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, chưa đồng bộ và nhiều vướng mắc. Một số làng nghề truyền thống tuy có được phục hồi nhưng công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến thương mại thiếu quan tâm. Chưa quan tâm chỉ đạo kinh tế hợp tác đúng mức, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất xảy ra nghiêm trọng, nhưng chưa được xử lý cơ bản và kịp thời. Thực trạng này là do còn thiếu sót trong quản lý, điều hành các chính sách vĩ mô của Tỉnh, trong đó phải kể đến là quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua.

    Bên cạnh đó, tình trạng nợ công của các quốc gia trên thế giới gia tăng và ngày càng nghiêm trọng khi nền kinh tế phục hồi chậm, nguy cơ suy thoái và khu vực tài chính nhiều bất ổn, nếu các quốc gia không có giải pháp triệt để khắc phục tình trạng này thì cuộc khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra mà khó có thể kiểm soát được những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Vì vậy, việc tăng cường quản lý chi tiêu công là vấn đề cấp bách không chỉ riêng đối với chính quyền trung ương mà của cả chính quyền địa phương.

    Chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước, tuy nhiên thực trạng hiệu quả chi đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn (20% đến 30% so với tổng chi đầu tư) làm cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định càng khó khăn. Vì vậy, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát trong đầu tư và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thì việc tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Bình Định là việc làm cấp thiết.

    Thực trạng trên đặt ra cho các nhà nghiên cứu cần phải hệ thống được những cơ sở lý luận cần thiết và phân tích được thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định xuất phát từ các đặc thù riêng của Tỉnh. Từ đó rút ra được nguyên nhân của tồn tại để có giải pháp quản lý hiệu quả hơn. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài cho luận án tiến sỹ của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của một địa phương.
    Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Trong các nhân tố trên, nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất hoặc nhân tố nào là đặc thù riêng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Định.
    Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, đánh giá điểm mạnh nhất, yếu nhất trong quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản (qua kiểm định bằng SPSS)

    để từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực này.

    Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định trong những năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương.
    - Phạm vi nghiên cứu

    + Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Tỉnh quản lý (vốn NSNN thuộc Tỉnh quản lý bao gồm: nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách Tỉnh, vốn cấp quyền sử dụng đất , từ nguồn các chương trình dự án) trên địa bàn tỉnh Bình Định, không nghiên cứu quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ ngành trung ương, các công trình thuộc trung ương quản lý trên địa
    bàn Tỉnh.
    + Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...