Thạc Sĩ Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với
    kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
    Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo TS.
    Nguyễn Thị Hồng Hải là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn
    cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh
    nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Kho bạc Nhà
    nước Ba vì đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung
    cấp thông tin của luận văn.
    Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế -
    Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
    trong quá trình hoàn thành luận văn này.
    Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
    nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
    Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
    thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp
    và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Hà Nội, 15 tháng 05 năm 2015
    Học viên



    Lê Phương Thảo

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
    DANH MỤC BẢNG . ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
    TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN 6
    1.2.1. Khái niệm và phân loại 6
    1.2.3.Nguyên tắc, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước 9
    1.2.4. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước 13
    1.2.5. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của KBNN về chi NSNN . 16
    1.2.6. Nội dung của công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước . 19
    1.2.7. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN . 30
    1.3. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cấp huyện . 34
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Phúc Thọ . 34
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại KBNN Đan Phượng . 35
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Ba Vì 37
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Phương pháp luận . 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 39
    2.2.1. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả 39
    2.2.2. Sử dụng phương pháp tổng hợp . 39
    2.2.3. Sử dụng phương pháp phân tích . 39
    2.2.4. Sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ 40
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 40
    2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 40
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA VÌ GIAI ĐOẠN 2012-2014 42
    3.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Ba Vì 43
    3.1.1 Những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì . 43

    3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Ba Vì 44
    3.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012- 2014 . 45
    3.2.1. Phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN ở KBNN Ba Vì 45
    3.2.3. Thực trạng quản lý của KBNN về chi NSNN trên địa bàn Ba Vì 50
    3.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012-2014
    67
    3.3.1. Kết quả đạt được 67
    3.3.2. Hạn chế . 70
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
    NSNN TẠI KBNN BA VÌ . 79
    4.1. Mục tiêu, phương hướng chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 . 79
    4.1.1. Mục tiêu 79
    4.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý của Kho bạc Nhà nước về chi ngân sách
    nhà nước . 81
    4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho
    bạc Nhà nước Ba Vì 84
    4.2.1. Hoàn thiện cơ chế thực hiện công khai và minh bạch trong chi tiêu và quản lý, sử
    dụng NSNN . 84
    4.2.2. Thực hiện quy trình cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp
    hàng hoá, dịch vụ và thực hiện quản lý, cam kết chi NSNN . 85
    4.2.3. Áp dụng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra . 85
    4.2.4. Cải cách thủ tục hành chính trong chi NSNN qua KBNN . 86
    4.2.5. Thống nhất mô hình tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN
    trong các đơn vị KBNN . 87
    4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và chuyên môn của Kho bạc
    Nhà nước . 87
    4.2.7. Ứng dụng mạng internet trong quản lý, điều hành, kiểm soát, thanh toán và xây dựng
    mô hình kiểm soát chi điện tử 88
    4.2.8. Xây dựng, thực hiện cam kết chi đối với đơn vị thụ hưởng NSNN . 89
    4.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, KBNN Việt Nam . 90
    4.3.1. Hoàn thiện về luật ngân sách nhà nước và các chính sách 90
    4.3.2 Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN . 93

    KẾT LUẬN . 95
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96
    i

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    BTC Bộ Tài Chính
    CTMT Chương trình mục tiêu
    ĐTPT Đầu tư phát triển
    HĐND Hội đồng nhân dân
    KBNN Kho bạc Nhà nước
    KTXH Kinh tế xã hội
    MLNS Mục lục ngân sách
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    SNKT Sự nghiệp kinh tế
    TABMIS
    Treasury and budget management information system
    Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
    TKTG Tài khoản tiền gửi
    XDCB Xây dựng cơ bản
    UBND Ủy ban nhân dân






    ii

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1. Số liệu chi NSNN huyện Phúc Thọ từ năm 2012-2014 34
    Bảng 1.2. Số liệu chi NSNN huyện Đan Phượng từ năm 2012-2014 36
    Bảng 3.1. Số liệu chi NSNN Huyện Ba Vì từ năm 2012-2014 . 49
    Bảng 3.2 Kết quả từ chối thanh toán chi NSNN qua KBNN Ba Vì 50
    Bảng 3.3 Cơ cấu chi NSNN tại Kho bạc Nhà nước Ba vì . 65




    iii

    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 1.1: Các cơ quan, đơn vị quản lý chi NSNN thuộc ngành tài chính 13
    Sơ đồ 1.2: Qui trình kiểm soát, thanh toán chi NSNN qua KBNN . 29
    Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Ba Vì . 45
















    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ ngày 1 tháng 04 năm 1990 hệ thống Kho bạc Nhà nước đã được thành lập
    và nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén trong quản lý mọi hoạt động thu, chi
    Ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát
    triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật Ngân sách Nhà nước ra đời, từng bước
    được sửa đổi, hoàn thiện đã tạo ra sự chuyển biến về công tác quản lý quỹ Ngân
    sách Nhà nước. Trong thời gian qua, tại Kho bạc Nhà nước Ba Vì, chi Ngân sách
    Nhà nước đã đảm bảo được các nhu cầu kinh phí thiết yếu cho các mục tiêu, nhiệm
    vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, vấn đề quản lý các khoản chi
    Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải
    có sự nghiên cứu và hoàn thiện một cách hữu hiệu nhất.
    Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán chi NSNN tuy đã được thường xuyên
    sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn
    đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả
    những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN. Cũng chính từ đó,
    cơ quan tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm
    tra, kiểm soát từng khoản chi NSNN. Như vậy, cấp phát chi NSNN đối với cơ quan
    tài chính chỉ mang tính chất phân bổ NSNN, còn đối với KBNN thực chất chỉ là
    xuất quỹ NSNN, chưa thực hiện được việc chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng
    kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Mặt
    khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động KT-XH, công tác chi
    NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế
    quản lý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với sự biến động và phát triển của hoạt
    động chi NSNN. Trong đó, một số nhân tố quan trọng như hệ thống tiêu chuẩn định
    mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có
    một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực.
    Các khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính
    chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một ưu thế cực
    2
    kỳ to lớn đối với các đơn vị sử dụng NSNN. Trách nhiệm của họ là phải chứng
    minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã
    được nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng
    để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính
    xác và gặp không ít khó khăn. Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm
    quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn
    kịp thời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; đồng
    thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giảipháp và kiến
    nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên
    một cơ chế quản lý chi chặt chẽ.
    Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý chi Ngân
    sách Nhà Nước tại Kho bạc Nhà Nước Ba Vì”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cấp huyện,
    đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì, tìm hiểu nguyên nhân của
    những bất cập trong quản lý chi NSNN hiện nay và đề xuất một số biện pháp chủ
    yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng chi NSNN tại KBNNBa Vì trong thời
    gian tới.
    Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định một số nhiệm vụ cụ thể sau
    đây trong quá trình nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN qua
    hệ thống Kho bạc Nhà nước.
    - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì
    - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại
    KBNN Ba Vì.
    3. Câu hỏi nghiên cứu
    Giải pháp nào để hoàn thiện Quản lý chi Ngân sách Nhà Nước tại Kho
    bạc Nhà Nước Ba Vì?
    4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3
    - Đối tượng nghiên cứu là cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ và
    thực tế công tác quản lý, với mục tiêu là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
    hoàn thiện cơ chế và vai trò quản lý chi của KBNN về chi NSNN.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi không gian: nghiên cứu trong hệ thốngKBNN Ba Vì.
    + Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ
    chế, quy trình kiểm soát chi NSNN về chi thường xuyên, chi ĐTXDCB.
    + Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích thực trạng được sử dụng chủ yếu
    trong 3 năm từ năm 2012 đến 2014.
    5. Bố cục luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
    nội dung chính luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
    về quản lý chi NSNN.
    Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì
    giai đoạn 2012-2014.
    Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại
    KBNN Ba Vì.
     
Đang tải...