Chuyên Đề Quản lý chất thải theo Luật bảo vệ môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHẤT THẢI THEO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005:
    Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
    Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
    Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
    2- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
    Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các đô thị, các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt , chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện. Các chất thải nói trên nếu không được quản lý đúng đắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người.
    Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp của các bộ, ngành và các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải đang là một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước. Có thể nêu một số tồn tại chủ yếu sau đây:
    Ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là chất thải sinh hoạt (khoảng 12,8% triệu tấn), 17% là chất thải công nghiệp (2,6 triệu tấn). Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính khoảng 160.000 tấn. Với tỷ lệ thu gom như hiện nay mới đạt khoảng 70% thì tổng lượng chất thải tồn đọng trong môi trường vào khoảng 40-60 triệu tấn. Ngoài ra còn chưa kể đến một khối lượng rất lớn phân bắc và nước thải, thải ra từ các sinh hoạt đô thị. Hiện nay chỉ có một vài thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có các cơ sở chế biến rác thành phân bón. Tuy nhiên công suất của các nhà máy này chỉ đáp ứng 12% tổng lượng chất thải của mỗi thành phố.
    - Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải được xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoại trừ một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng (có nơi đã hoặc đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh).
    - Công tác quy hoạch và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở một số tỉnh thành phố còn gặp nhiều khó khăn như về quỹ đất, ( đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng đông dân cư), vốn đầu tư xây dựng, sự đồng tình ủng hộ của nhân nhân ở các vùng dự kiến quy hoạch bãi chôn lấp chất thải .
    - Tại nhiều địa phương chưa thực hiện được việc phân loại chất thải, vì vậy phần lớn các chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại kể cả chất thải y tế được chôn lấp lẫn lộn.
    - Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu câu của công tác quản lý chất thải.
    - Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung đối với các chất thải công nghiệp nguy hại. Các chất thải không được phân loại, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm. Một số cơ sở công nghiệp có nhiều chất thải nguy hại đang phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại chờ xử lý.
    - Phần lớn các chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế , các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được thiêu đốt tại các lò đốt đạt yêu cầu vệ sinh môi trường mà còn được chôn lấp chung với các chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, hiên nay Chính phủ đã thông qua dự án 25 lò đốt chất thải rằn từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Áo giúp Việt Nam để lắp đặt cho các bênh viện.
    - Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại nhưng còn thiếu khá nhiều các các tiêu chuẩn thải đối với các chất thải nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý một số các chất thải nguy hại.
    - Chưa có các biện pháp, công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý các chất thải nguy hại do sản xuất công nghiệp và các bệnh viện thải ra.
    - Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, mục tiêu trước mắt đến năm 2007 cần phải tập trung xử lý 439 cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có 15 kho thuốc bảo vệ thực vật và 3 khu tồn lưu chất độc do chiến tranh để lại đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
    3. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...