Luận Văn Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 29/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các khu đô thị và khu công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn về chất thải rắn và nhiều loại chất thải nguy hại khác.
    Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định, vấn đề quản lý chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện. Mặt khác việc quản lý chất thải rắn muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển, phải có quy hoạch quản lý tổng hợp phù hợp với sự phát triển của từng đô thị Việt Nam, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
    Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có vị trí quan trọng là cửa ngõ của vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Là tỉnh nằm trong vùng Tây Bắc nhưng Hoà Bình cũng là tỉnh nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội. Với lợi thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên phong phú Hoà Bình luôn có sức hút rộng lớn đối với quốc gia và khu vực Tây Bắc. Thành phố Hoà Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hoà Bình theo Nghị định số 126/2006/NĐ-CP ban hành ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính Phủ. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, du lịch, dịch vụ của tỉnh Hoà Bình, là đầu mối giao thông, giao thương của các huyện trong tỉnh và của tỉnh Hoà Bình với các tỉnh lân cận. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu hiện tại và sự phát triển của đô thị trong tương lai, đòi hỏi thành phố Hoà Bình phải có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật xứng tầm và đầu tư đúng mức.
    Bên cạnh những tiềm năng, động lực kể trên, thành phố Hoà Bình cũng đang đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn. Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành thực hiện chưa chặt chẽ, kế hoạch thực hiện chưa được đồng bộ, thống nhất. Từ đó đã dẫn đến tình trạng xuống cấp môi trường.
    Xuất phát từ yêu cầu đó và để góp phần phát triển đô thị bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc nghiên cứu lựa chọn xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn thích hợp nhằm bảo vệ môi trường là cần thiết và phù hợp nội dung cơ bản trong chính sách của Nhà Nước về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường. Trước những đòi hỏi bức bách đó, đề tài “ Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình” là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn Thành phố Hoà Bình.
    3. Nội dung nghiên cứu.
    - Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR của thành phố Hoà Bình.
    - Đề xuất giải pháp quản lý CTR thành phố Hoà Bình, nhằm đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội, văn minh và vệ sinh môi trường
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Chất thải rắn - Thành phố Hoà Bình
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    - Điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu.
    - Phương pháp tổng hợp, dự báo, so sánh.
    - Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu, các dự án đã thực hiện.
    - Phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp thực hiện nhằm quản lý ngày càng tốt hơn.

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời xảm ơn.
    Lời cam đoan.
    Mục lục
    Danh mục các ký hiêu, các chữ viết tắt.
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các hình
    A. PHẦN MỞ ĐẦU .1
    1.Tính cấp thiết của đề tài .1
    2. Mục đích nghiên cứu .2
    3. Nội dung nghiên cứu .2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
    5. Phương pháp nghiên cứu .2
    B. PHẦN NỘI DUNG 3
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH .3
    1.1. Một số khái niệm .3
    1.1.1. Khái niệm chất thải, chất thải rắn 3
    a. Chất thải .3
    b. Chất thải rắn 3
    c. Chất thải rắn sinh hoạt .3
    1.1.2. Chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại 3 a. Chất thải rắn thông thường .3 b. Chất thải rắn nguy hại 4
    1.1.3. Quản lý chất thải rắn 4
    1.2. Giới thiệu chung về thành phố Hoà Bình .6
    1.2.1. Điều kiện tự nhiên 6
    a. Vị trí địa lý .6
    b. Địa hình, khí hậu .7
    1.2.2. Hiện trạng kinh tế - Xã hội .8
    a. Dân số .8
    b. Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội .9
    1.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .11
    a. Hiện trạng hệ thống giao thông 11 b. Hiện trạng cấp nước .12
    c. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị .13
    d. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc .13 e. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải .13 f. Hiện trạng quản lý CTR và nghĩa trang 14
    1.3. Thực trạng quản lý CTRSH tại thành phố Hoà Bình .15
    1.3.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR 15
    a. Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn TP Hoà Bình .15
    b. Khối lượng CTRSH trên địa bàn TP Hoà Bình .18
    c. Thành phần CTRSH trên địa bàn TP Hoà Bình 20
    1.3.2. Thực trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTRSH 21
    a. Thực trạng phân loại CTRSH 21
    b. Thực trạng tái chế, tái sử dụng CTRSH .22
    1.3.3. Thực trạng thu gom,trung chuyển, vận chuyển 22
    a. Thực trạng thu gom CTRSH 22
    b. Thực trạng trung chuyển, vận chuyển 26
    1.3.4. Thực trạng xử lý CTRSH .28
    1.3.5. Thực trạng về cơ cấu tổ chức QLCTR ở TP Hoà Bình .31 a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31 b. Cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH ở TP Hoà Bình .32
    c. Nhân sự trong công tác quản lý CTRSH ở TP Hoà Bìn .34
    d. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị .37
    1.4. Đánh giá thực trạng về quản lý CTRSH thành phố Hoà Bình 38
    1.4.1. Đánh giá về công tác quản lý kỹ thuật .38
    a. Đánh giá về công tác phân loại CTRSH 38
    b. Đánh giá công tác thu gom vận chuyển CTRSH .40
    c. Đánh giá về công tác xử lý CTRSH 41
    1.4.2. Đánh giá về công tác quản lý CTR .43
    a. Thuận lợi 43
    b. Khó khăn 43
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH 45
    2.1. Cơ sở lý luận .45
    2.1.1. Nguồn gốc phát sinh, phân loại, đặc điểm thành phần, tính chất CTR sinh hoạt .45
    a. Nguồn gốc phát sinh CTRSH .45
    b. Phân loại CTRSH 46
    c. Đặc điểm thành phần CTRSH .48 d. Tính chất CTRSH 50
    2.1.2. Dự báo khối lượng các nguồn CTRSH phát sinh ở thành phố Hoà Bình đến năm 2020 55
    a. Chỉ tiêu phát sinh CTRSH 55
    b. Chỉ tiêu thu gom CTRSH 56
    c. Dự báo khối lượng, tỷ lệ thu gom, thành phần của CTRSH 57
    2.1.3. Tác động của CTRSH đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng 58
    a. Ảnh hưỡng đến môi trường nước .58
    b. Ảnh hưỡng đến môi trường không khí .58
    c. Ảnh hưỡng đến môi trường đất 58
    d. Ảnh hưỡng đến mỹ quan đô thị 59
    e. Ảnh hưỡng đến sức khoẻ của con người .59
    2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý CTRSH thành phố Hoà Bình .60
    2.2.1. Các văn bản do các cơ quan Nhà Nước ban hành 60
    2.2.2. Các văn bản do thành phố, tỉnh Hoà Bình ban hành .61
    2.2.3. Một số tiêu chuẩn quy phạm về CTR 62
    2.3. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị và quản lý CTRSH TP Hoà Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 63
    2.3.1. Quan điểm về quản lý CTRSH .63
    2.3.2. Tầm nhìn .64
    2.3.3. Mục tiêu của quản lý CTRSH đến năm 2030 [20] 64
    a. Mục tiêu tổng quát 64
    b. Mục tiêu cụ thể .64
    2.3.4. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị TP Hoà Bình 65
    a. Định hướng về phát triển kinh tế 65
    b. Định ướng phát triển xã hội , .67
    c. Định hướng phát triển đô thị 67
    2.3.5. Quy hoạch thu gom và xử lý CTR 69
    a. Dự báo lượng CTR 69
    b. Lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại TP Hoà Bình 70
    c. Định hướng thu gom và phân loại CTR .71
    d. Quy hoạch cơ sở xử lý chất thải rắn 71
    2.4. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Việt Nam và thế giới .73
    2.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới .73
    a. Kinh nghiệm của Indonesia .73
    b. Kinh nghiệm của Singapore .74
    c.Tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc .75
    2.4.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam 76
    a. Kinh nghiệm của TP. Đà Nẵng .76
    b. Kinh nghiệm của TP Huế .77
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH .79
    3.1. Để xuất các giải pháp quy hoạch, quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thành phố Hoà Bình .79
    3.1.1. Đề xuất giải pháp về phân loại CTR tại nguồn 79
    a. Giải pháp giảm thiểu CTR và phân loại CTR tại nguồn .79
    b. Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn .79
    3.1.2. Đề xuất giải pháp về thu gom và vận chuyển 81
    a. Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSH .81
    b. Đề xuất mô hình thu gom , vận chuyển CTRSH 83
    3.1.3. Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH TP Hoà Bình 86
    a. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí và định hướng lựa chọn công nghệ xử lý .86
    b. So sánh đánh giá đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý 89
    3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý .91
    3.2.1. Đề xuất sơ đồ quản lý CTRSH thành phố Hoà Bình 91
    a. Phòng Xây dựng 92 b. Phòng Tài nguyên và môi tường .93 c. Phòng kế hoạch và đầu tư 93
    d. Phòng KHCN .93
    e. Phòng tài chính .94 f. UBND các phường - xã 94
    g. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình 94
    h. Cảnh sát môi trường .94
    3.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách quản lý CTRSH ở thành phố Hoà Bình 95
    a. Cơ chế chính sách thúc đẩy phân loại và giảm thiểu CTRSH tại nguồn 95
    b. Xây dựng chính sách cho thị trường tái chế 96
    c. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR 97
    d. Huy động các nguồn lực đầu tư vào quản lý CTRSH .98
    e. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTRSH 99
    f. Nâng cao công tác xã hội hóa trong quản lý CTRSH ở TP Hoà Bình .99
    3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR thành phố Hoà Bình 99
    a. Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức cộng đồng .99
    b. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH .100

    C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .102
    1. Kết luận 102
    2. Kiến nghị 103
     
Đang tải...