Luận Văn Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài 1


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Cơ cấu luận văn 3


    PHẦN NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM .4


    1.1. Các khái niệm chung .4


    1.1.1. Khái niệm chất thải .4


    1.1.2. Khái niệm chất thải rắn 4


    1.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải rắn .5


    1.2. Phân loại chất thải rắn .7


    1.2.1. Phân loại chất thải rắn thông thường 7


    1.2.2. Phân loại chất thải rắn nguy hại .8


    1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 8


    1.4. Sự cần thiết phải có các quy định về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 9


    1.4.1. Lịch sử phát triển và sự cần thiết phải quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 9


    1.4.2. Ánh hưởng của chất thải rắn 11


    1.5. Những nguyên tắc chung trong việc quản lý chất thải rắn ở Việt Nam .12


    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VẺ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 16


    2.1. Chiến lược trong quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 16


    2.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể trong hoạt động quản lý chất thải rắn ở Việt Nam .18


    2.2.1. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý chất thải rắn .18


    2.2.2. Trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể khác trong hoạt động quản lý chất thải rắn .21


    2.3. Các công cụ trong hoạt động quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 24


    2.4. Nội dung quản lý nhả nước về chất thải rắn .28


    2.4.1. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý .29

    2.4.2. Ban hành quy chuân và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn .31


    2.4.3. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn .33


    2.4.4. Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử


    lý chất thải rắn .35


    2.4.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động


    quản lý chất thải rắn .38


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 43


    3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam .43


    3.1.1. Thực trạng ban hành và áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn .43


    3.1.2. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 44


    3.1.3. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng .49


    3.2. Giải pháp về hoạt động quản lý chất thải rắn .50


    3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách .52


    3.2.2. Đẩy mạnh công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn .54


    3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng .56


    KẾT LUẬN .58


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Nguồn gốc chủ yếu của mọi biến đổi về môi trường sống của con người đang xảy ra hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này một mặt cải thiện chất lượng môi trường sống của con người. Hơn nữa, con người hiện đại có cuộc sống đầy đủ về vật chất, an toàn về sinh mệnh, phong phú về văn hóa và các chuẩn mực khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các hoạt động này lại tạo ra hàng loạt các vấn đề nóng bỏng về môi trường. Môi trường hiện nay đang là vấn đề bức bách của mọi quốc gia dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra ở mức độ cao hơn đã và đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển. Nơi mà nhu cầu về cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và cũng đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay.


    Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự gia tăng dân số đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Nhưng song song với sự gia tăng các của cải vật chất đó thì lượng chất thải rắn cũng không ngừng tăng lên. Ở nước ta hiện nay thì tình trạng chất thải rắn tràn lan ngày càng phổ biến từ thành thị đến nông thôn đang ở mức báo động và nan giải. Trước thực trạng cấp bách đó nên người viết đã chọn đề tài nghiên cứu Luận văn của mình với tên gọi là “ Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Bởi ta có thể thấy rằng, nếu các chất thải rắn này không được xử lý và quản lý chặt chẽ thì có thể chúng sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí, lảm giảm mỹ quan và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Một số quốc gia phát triển đã lợi dụng sự thiếu thốn của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển để tìm cách xuất khẩu vào các nước này những chất thải rắn. Đặc biệt là chất thải rắn điện tử và y tế.


    Do đó, người viết thấy rằng để góp phần quản lý chất thải rất tốt nhằm phòng ngừa, hạn chế các thực trạng và khắc phục hậu quả từ các thực trạng đó thì việc đi sâu vào để tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến chất thải rắn nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý chất thải rắn là hết sức càn thiết và cấp bách.

    Trong những năm gân đây, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật vê vân đề chất thải rắn của Việt Nam không ngừng được ban hành và áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mà các quy định này mang lại thì nó cũng bộc lộ những hạn chế và vướng mắc nhất định như hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, nhiều quy định được ban hành nhưng không mang tính khả thi và một số vấn đề vẫn chưa được các quy định của pháp luật điều chỉnh. Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích sâu hơn để làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý chất thải rắn. Từ đó, ta sẽ nhận thấy được những quy định nào còn hạn chế ta sẽ sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện còn những quy định nào mang lại hiệu quả ta sẽ phát huy hơn nữa để công tác quản lý chất thải rắn đạt hiệu quả cao nhất.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Quản lý chất thải rắn là một khía cạnh trong hoạt động quản lý chất thải nói chung. Bởi chất thải rắn chinh là một dạng vật chất ở thể rắn của chất thải. Hiện nay, ở nước ta thì việc quản lý chất thải rắn đã và đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm và chú ý. Bằng chứng là đã có nhiều văn bản pháp luật và các chính sách được ban hành để điều chỉnh vấn đề này. Ta có thể thấy rằng các văn bản này đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nó vẫn còn có những hạn chế và bất cập nhất định.


    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Thục trạng và giải pháp” với thời gian có giới hạn nên người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu những quy định hiện hành của các văn bản pháp luật và các chính sách về hoạt động quản lý chất thải rắn, ưu - nhược điểm và thực trạng của công tác quản lý chất thải rắn trên thực tế hiện nay. Từ đó, rút ra những nhận định và đưa ra những giải pháp để góp phần cho công tác quản lý chất thải rắn ở nước ta được hiệu quả hơn.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Khi nghiên cứu về một đề tài luận văn thì có rất nhiều phương pháp nghiên cứu mà ta có thể áp dụng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình thì người viết chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:


    - Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng hợp, so sánh, kết hợp những lí luận chung và thực tế.


    - Thu thập tài liệu, thông tin từ sách, báo, tạp chí, những nghiên cứu khoa học đồng thời tìm hiểu thực tế để kiểm chứng và nhìn nhận vấn đề đúng đắn và đày đủ hơn.


    - Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để góp phân làm sáng tỏ hơn vân đê. Đông thời, người việc còn kêt hợp với việc nghiên cứu lịch sử để đánh giá vấn đề.


    5. Cơ cấu luận văn


    Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được người viết trình bày trong ba chương:


    Chương 1: Khái quát chung về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
    Chương 2: Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
    Chương 3: Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn ở Việt Nam







    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
     

    Các file đính kèm:

    • 32-.pdf
      Kích thước:
      22.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...