Chuyên Đề QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM (86 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI.
    1.1.1. Khái niệm chung về quản lý môi trường :
    Quản lý chất lượng môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế v.v .) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời gian dự định.

    Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý thức của con người trong quá trình sống , sản xuất - kinh doanh gây tác động đến môi trường chủ yếu (các hành vi có tác động xấu đến môi trường ) để tạo ra được môi trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng.

    Các hành vi vô ý thức là các hoạt động do không nhận thức và không nắm bắt được các quy luật của tự nhiên, xã hội và của bộ phận dị dưỡng trong hệ sinh thái (các sinh vật lớn tiêu thụ - các sinh vật ăn sinh vật, mà chủ yếu là con người) gây ra. Chính các hành vi vô ý thức này đã phá vỡ trạng thái nội cân bằng của môi trường hoặc đẩy xa môi trường ra ngoài trạng thái nội cân bằng đó.

    Các hành vi có ý thức là các hoạt động có chủ đích của con người vì lợi ích cá nhân, cục bộ, nhất thời gây ra làm đảo lộn trạng thái nội cân bằng của hệ môi trường (nguồn nước, nguồn ánh sáng, đất đai, thảm thực vật, chỉ số đa dạng của các loài, chỉ số âm thanh, khí hậu, v.v ).

    Quản lý môi trường có các đặc thù sau :
    - Quản lý môi trường là hoạt động mang tính trách nhiệm có ý thức của con người;
    - Các hoạt động quản lý môi trường mang tính liên tục theo thời gian và theo không gian;
    - Các hoạt động quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người theo mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau (có tổ chức);
    - Các hoạt động quản lý môi trường phải nhằm đạt được những mục đích cơ bản là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
    - Hoạt động quản lý môi trường còn là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
    1.1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường :
    Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý môi trường phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Cơ sở để đề ra các nguyên tắc quản lý môi trường là mục tiêu quản lý và các đòi hỏi của các quy luật khách quan trong việc quản lý môi trường .

    Hoạt động quản lý môi trường được dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau :
    - Bảo đảm duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bằng một tổ hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật , xã hội;
    - Có mối liên hệ ngược (feedback);
    - Mang lại hiệu quả và có khả năng thực thi;
    - Đa dạng hóa;
    - Phân cấp và chuyên môn hóa;
    - Gắn hiệu quả hiện tại với tương lai;
    - Thử - Sai - Sữa.
    Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vẫn đề vô cùng bức bách và trọng yếu của mọi quốc gia, vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ, cùng với phát kiến về thế giới xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi dưỡng chính họ, và con người đã bước đầu nhận thức ra được nguy cơ này. Tổ chức môi trường của Liên Hợp Quốc và của nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy ước quốc tế về môi trường , các quyết định nghiêm cấm tức thời và lâu dài v.v Nhân loại đã thấy răng, vấn đề môi trường là vấn đề của toàn cầu. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nước ta đã chính thức tham gia các công ước quốc tế về môi trường.

    1.1.3. Các tác động của chất thải rắn tới chất lượng môi trường.
    Hiện nay (năm1999) tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta vào khoảng trên 9000m[SUP]3[/SUP], nhưng mới thu gom được 45% - 50%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt trạng thái vệ sinh ở khu dân cư đô thị là phải có kế hoạch làm sạch, quét dọn thường xuyên các loại chất thải rắn ở các khu nhà ở. Đó là các loại rác sinh hoạt, thức ăn dư thừa , các loại rác đường phố, (chi tiết được mô tả ở chương 2). Các loại chất thải rắn sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trường bao quanh con người : đất, không khí , nước , các nhà ở và công trình công cộng Rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường , nguồn nước mặt và nước ngầm. Thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải ở hầu hết các đô thị Việt Nam còn lạc hậu và ít ỏi - không đáp ứng được nhu cầu thu gom hiện tại.

    Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị này càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống. Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị được minh họa ở hình 1.1.
    Để trả lời câu hỏi: "Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là gì ?" chúng ta hãy hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinh ngạc, các chất thải rắn bao gồm :
    - Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng củng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ.
    - Lượng thủy tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế cao 412 m.
    - Lượng lốp bỏ đi trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh 3 lần.
    - Lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên toàn cầu.
    - Một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu nọ đến đầu kia đủ để nối liền với mặt trăng và trở về 7 lần.
    - Bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu; 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lữa trong một năm.
    - Khoảng 8 triệu ti vi mỗi năm.
    - Mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chai chất dẻo không sử dụng lại được.
    - Khoảng 14 tỉ catalog, và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.
    Và điều này chỉ là một phần của 1,5% của tất cả các loại chất thải rắn đô thị như đã được minh họa ở hình 1.2.
    Như vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc chủ yếu dẫn tới phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thỏa đáng tới chất thải hôm nay, thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường sống.

    Ở Việt Nam, tuy dân số đô thị chỉ mới chiếm hơn 20% dân số của cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật quá kém lại ít được chăm sóc nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi trường kém đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở cửa kinh tế với nước ngoài.
    Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những thập kỹ trước đây phát triển chậm với tỷ lệ đô thị hóa thuộc loại thấp nhất so với các nước trong khu vực, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước , tốc độ đô thị hóa đang có đà tăng nhanh hơn. Sự gia tăng dân số đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất gây nên nhiều hậu quả về kinh tế, xã hội nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng cơ sở của các đô thị như cấp nước , thoát nước , nhà ở, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường v.v còn yếu kém không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

    1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
    1.2.1. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị :
    Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn được minh họa ở hình 1.3.
    Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được trình bày ở hình 1.4.
    1.2.2. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam:
    Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
    Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
    Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và Sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.
    Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được Sở Giao Thông Công Chính thành phố giao.
    1.3. CÁC YÊU CẦU CHUNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM :
    Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    - Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều cố gắng khắc phục.
    - Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham gia việc quản lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí của thành phố và Nhà nước.
    - Đưa được các công nghệ và kỹ thuật , các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chủ yếu thể hiện trong hình 1.5.

    1.4. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...