Luận Văn Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và chất thải Y Tế trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại” giới hạn cụ thể tại Bệnh viện Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
    Từ đó tìm hiểu thêm các thông tin nhân rộng về việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải nguy hại nói chung và chất thải Y Tế trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.

    Phần 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính bức thiết của chất thải rắn và chất thải nguy hại Y Tế.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện nước ta có trên 1.200 bệnh viện và cơ sở y tế công lập, hằng ngày thải ra môi trường khoảng 350 tấn chất thải rắn y tế, trong đó có 40,5 tấn chất thải nguy hại. Theo dự báo, đến năm 2015, mỗi ngày sẽ có trên 70 tấn chất thải nguy hại, đến năm 2020 sẽ lên đến trên 93 tấn/ngày. (Theo báo cáo môi trường quốc gia: 2011 chất thải rắn, chất thải rắn Y tế mỗi năm thải ra 179.000 tấn).
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Lượng chất thải lỏng cũng không nhỏ: khoảng 150.000m[SUP]3[/SUP]/ngày đêm, đến năm 2015 sẽ tăng lên tới 300.000m[SUP]3[/SUP]. Các chuyên gia môi trường đã cảnh báo, các thành phần nguy hại trong chất thải Y Tế nếu không có biện pháp xử lý đúng sẽ phát tán ra môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng.
    Công nghệ xử lý: Vừa thiếu vừa yếu:
    Vấn đề xử lý rác thải, nước thải Y Tế từng được các đại biểu chất vấn nhiều lần trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM. Vẫn còn đó những bức xúc khi nhiều yêu cầu không được các ban ngành có liên quan giải quyết thỏa đáng.
    Đây vẫn là một vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm không phải do năng lực của đơn vị quản lý, mà vì hệ lụy không nhỏ của nó đến nhiều vấn đề xã hội. Hiện mới chỉ có 53,4% bệnh viện có công trình xử lý nước thải, trong khi 46,6% không có hệ thống xử lý nước thải.
    Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hằng ngày và xử lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, còn lại hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải mà chỉ xử lý bằng lò thủ công, chôn lấp trong bệnh viện hoặc tại bãi chôn lấp chung của quận, huyện, thành phố.
    Sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải tất nhiên phải xả khói và đó cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Các trạm y tế xã hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải.
    Một số quy định còn chung chung, thiếu thực tế, dẫn đến những vi phạm trong việc tổ chức, phân công trách nhiệm và quản lý chất thải y tế nguy hại, việc xử lý vi phạm cũng chưa nghiêm túc. Không ít cơ sở khám chữa bệnh cố tình lờ đi việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Bên cạnh đó, việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lò đốt, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại chưa đồng bộ. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế cho nhân dân và cán bộ y tế cũng là giải pháp tích cực, nhưng lại không được thực hiện thường xuyên.
    Mối nguy cho sức khỏe cộng đồng:
    Các chất thải từ các cơ sở y tế thải ra gồm có nhiều loại như chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất Chúng cần được phân loại theo năm nhóm cụ thể để có biện pháp xử lý phù hợp, tùy theo điều kiện của mỗi cơ sở y tế nhưng phải đáp ứng tiêu chí chất lượng nhất định.
    Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nguồn phát sinh thường xuyên là những cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các trung tâm nghiên cứu y dược (khối lượng 11,54 tấn/ngày). Nguồn phát sinh không thường xuyên là quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh dược phẩm, sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu dược phẩm (khối lượng từ 500–1.000 tấn/năm).
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nước thải từ bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường gây bức xúc cho người dân trong khu vực lân cận vì gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, gieo bệnh cho cộng đồng. Có nơi nước thải y tế ứ đọng, thẩm thấu, ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm.
    Qua kiểm tra thực tế, các cơ quan chức năng phát hiện nước thải của một số bệnh viện có mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, cụ thể là 82,54% lượng nước thải có tụ cầu vàng, 15% chứa trực khuẩn mủ xanh, 52% chứa E.Coli
    Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh.
    Tuy thành phần chất thải rắn y tế chủ yếu là các chất hữu cơ ít độc hại (52,9%), còn thành phần chứa yếu tố nguy hại, lây nhiễm tuy ít hơn (22,6%) như chai nhựa PVC, PE, PP, bông băng, chai lọ thủy tinh, bơm kim tiêm, các bệnh phẩm sau mổ nhưng nếu không xử lý đúng cách thì rất đáng lo ngại.
    Thời gian qua, Bộ Y tế đã yêu cầu các sở, ban ngành tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải y tế theo các tiêu chí công nghệ đã được ứng dụng trên thế giới hoặc tại Việt Nam, báo cáo kết quả thử nghiệm công nghệ phải đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn về chất thải, phù hợp với điều kiện thực tế trong nước
    Đối với chất thải khí y tế, các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và các tủ đốt hơi khí độc đảm bảo tiêu chuẩn quy định; các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại phải có hệ thống xử lý khí đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; khí thải lò đốt chất thải rắn y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
    Một xét nghiệm khoa học đã cho thấy sự nguy hiểm của rác thải bệnh viện: mỗi một gram bệnh phẩm như mủ, đờm nếu không được xử lý, sẽ truyền 11 tỉ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Thực trạng trong quản lý chất thải y tế khiến dư luận bức xúc và lực lượng cảnh sát môi trường đang phải tăng cường phát hiện, xử lý vi phạm.
    1.2 Mục tiêu dài hạn và trước mắt:
    Theo Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 số: Số: 2149/QÐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ với những nội dung về mục tiêu dài hạn và trước mắt sau đây:
    Tầm nhìn tới năm 2050:
    Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
    Mục tiêu:
    a) Mục tiêu tổng quát đến 2025
    - Nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.
    - Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được xây dựng, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp.
    - Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.
    b) Mục tiêu cụ thể:
    - Đến năm 2015:
    + 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
    + 50% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
    + 30% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 10% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010.
    + 50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
    + 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
    + 60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
    + 85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + 40% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + 100% các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được xử lý.
    - Đến năm 2020:
    + 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
    + 80% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
    + 50% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 30% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + Giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010.
    + 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
    + 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
    + 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
    + 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    - Đến năm 2025:
    + 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
    + 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
    + 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
    + 100% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 50% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + Giảm 85% khối lượng túi nilon tại các siêu thị và các trung tâm thương mại so với năm 2010.
    + 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    + 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
    1.3 Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện:
    Phương pháp tiếp cận:
    Trong phạm vi tiểu luận môn học, tác giả tiếp cận cụ thể một Chủ nguồn thải y tế Bệnh Viện Thủ Đức – Quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh.
    Nghiên cứu các Luật, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy hoặch liên quan tới chất thải rắn và chất thải nguy hại.
    Phương pháp thực hiện:
    Từ địa chỉ tiếp cận trên, tiến hành:
    - Tìm hiểu thành phần tính chất, khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ chủ nguồn thải đó.
    - Tìm hiểu phương thức thu gom, lưu trữ, phân loại tại nguồn của chủ nguồn thải.
    - Tìm hiểu về năng lực tự thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở của Chủ nguồn thải hoặc cách thức quản lý khi thuê Chủ vận chuyển, Chủ xử lý, Chủ tái sử dụng hoặc Đại lý vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại đó.
    1.4 Nội dung của tiểu luận:
    Nội dung tiểu luận là nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại Y tế. Đề xuất hệ thống phân loại tại nguồn, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế Bệnh viện Thủ Đức - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
    1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu:
    Hiện trạng hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại y tế tại Bệnh viện Thủ Đức - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận môn học “Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại” giới hạn cụ thể tại Bệnh viện Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
    Từ đó tìm hiểu thêm các thông tin nhân rộng về việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ và tiêu hủy chất thải nguy hại nói chung và chất thải Y Tế trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...