Luận Văn Quản lý chất lượng, quản lý nguồn nhân lực Toyota Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP 1 :
    Bài tập thực tế (tại một công ty có thật hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ hoặc dự án): Giới thiệu công ty và đánh giá dựa vào kiến thức của chương Quản lý chất lượng và chương Nguồn nhân lực – Thiết kê công việc, môn học Quản trị sản xuất và điều hành.

    NỘI DUNG TRÌNH BÀY
    A. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: 4
    I. Tầm quan trọng của chất lượng đối với Toyota Việt Nam trong thị trường cạnh tranh: 4
    II. Quản lý chiến lược về chất lượng: 4
    1. Chất lượng làm tăng năng suất: 4
    2. Dòng hoạt động của công ty để đạt được quản lý chất lượng toàn diện 5
    2.1. Những thông lệ của tổ chức 6
    2.2. Các nguyên tắc chất lượng 8
    3. 14 Nguyên tắc trong hệ thống quản lý của Toyota (có tham khảo tài liệu LEAN – MANUFACTURING của Thạc sĩ Đỗ Quốc Tính) 10
    3.1. Tạo ra sự nhất quán về mục đích 10
    3.2. Tạo nên dòng xử lý liên tục để giải quyết các vấn đề 10
    3.3. Sử dụng “hệ thống kéo” để tránh việc sản xuất thừa 11
    3.4. Cân bằng khối lượng công việc 11
    3.5. Xây dựng văn hóa mua sắm để giải quyết vấn đề, đạt được chất lượng tốt ngay lần đầu. 12
    3.6. Chuẩn hóa các công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và trao quyền cho nhân viên 12
    3.7. Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất 12
    3.8. Chỉ sử dụng công nghệ đã được kiểm ta kỹ càng và tin cậy để phục vụ con người và quy trình 12
    3.9. Phát triển các nhà lãnh đạo hiểu rõ hoàn toàn công việc, toàn tâm với triết lý của công ty và dạy nó cho nhân viên. 13
    3.10. Phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của công ty 13
    3.11. Đánh giá cao việc mở rộng mạng lưới đối tác và nhà cung cấp bằng các đưa ra những thử thách và giúp họ cải tiến 13
    3.12. Tự mình đi và xem xét để hiểu rõ hoàn toàn một vấn đề 14
    3.13. Ra quyết định phải chậm sau khi cân nhắc mọi khả năng và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng 14
    3.14. Trở thành một tổ chức học hỏi thông qua sự suy nghĩ không ngừng và sự cải tiến liên tục 14
    4. Các mô hình quản lý của Toyota: 15
    4.1. Mô hình ngôi nhà chất lượng của Toyota 15
    4.2. Mô hình PDCA: 16
    4.3. Mô hình 8 lãng phí: 16
    4.4. Mô hình “4P” 17
    5. Các điểm kiểm tra trong dây chuyền sản xuất của Toyota 18
    5.1. Kiểm tra trong chuyền 18
    5.2. Kiểm tra xác suất tại cuối mỗi công đoạn 18
    5.3. Kiểm soát tại nguồn 18
    5.4. Kiểm tra thành phẩm 18
    B. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC: 19
    I. Chiến lược nguồn nhân lực cho lợi thế cạnh tranh 19
    II. Hoạch định lao động 20
    1. Chính sách ổn định công ăn việc làm cho người lao động: 20
    2. Phân loại công việc và quy tắc làm việc 21
    3. Thiết kế công việc 21
    4. Chú trọng công tác đào tạo nội bộ và liên kết đào tạo: 23
    III. Chính sách động viên của Toyota 24

    A. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
    I. Tầm quan trọng của chất lượng đối với Toyota Việt Nam trong thị trường cạnh tranh:
    Trong xu thế toàn cầu, các công ty thuộc mọi quốc gia trên toàn thế giới, muốn tồn tại và phát triển và để thu hút khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và đảm bảo chất lượng, các Doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh lẫn nhau và đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Hiện nay, các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá đem lại sự phồn vinh. Thông tin, kiến thức, khối lượng đông đảo nhân viên có kỹ năng, nền văn hoá công nghiệp mới là nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh.
    Nhật Bản là quốc gia bại trận trong đại chiến thế giới thứ hai, không có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng họ nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh đầy sức mạnh trong lĩnh vực công nghệ góp phần quan trọng vào sự phát triển khoa học kỹ thuật của loài người. Một trong những yếu tố đem lại sự thành công này là họ rất quan tâm và giải quyết thành công bài toán chất lượng. Các công ty công nghệ của Nhật bản luôn cố gắng tập trung nỗ lực để có được hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, thoã mãn khách hàng trong nước và quốc tế.
    Là một tập đoàn sản xuất ô tô có lịch sử lâu đời của Nhật Bản, tập đoàn Toyota nổi tiếng với hệ thống quản lý sản xuất Toyota với triết lý sản xuất đúng số lượng vào đúng thời điểm yêu cầu, giảm chi phí tồn kho do không tốn kém chi phí quản lý và kho bãi, sản xuất tinh gọn, giảm triệt để chi phí, chống lãng phí, loại bỏ thời gian và sản phẩm thừa. Các dây chuyền sản xuất được bố trí hợp lý theo quy trình giúp công ty kiểm soát tốt được chất lượng sản xuất của từng khâu trong cả quá trình và đảm bảo chất lượng thành phẩm.
    Là một công ty trực thuộc của tập đoàn Toyota toàn cầu, Toyota Motor Việt Nam (TMV) có mô hình hoạt động, bố trí sản xuất và quản lý vận hành theo chuẩn mực mô hình chung của tập đoàn Toyota, tập đoàn nổi tiếng với các mô hình sản xuất đã được nhiều công ty học tập áp dụng và phát triển thành các mô hình kiểu mẫu như quản lý sản xuất tinh gọn (lean production); quản lý chuỗi cung ứng và quản lý hàng tồn kho với tiêu chí “Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm” (JIT – Just in time).
    II. Quản lý chiến lược về chất lượng:
    1. Chất lượng làm tăng năng suất:
    Cải thiện chất lượng trong điều kiện giá thành không đổi là chìa khóa của việc tăng doanh số, và để làm được điều đó yêu cầu của hệ thống sản xuất là phải tinh giảm chi phí. vì vậy dẫn đến tăng lợi nhuận, cải thiện năng suất sản xuất.
    Vì khó có một công ty nào có thể đạt đến mức hiệu quả, năng suất, chất lượng tuyệt đối, nên Toyota đưa ra mô hình cải tiến liên tục, và có quy trình hệ thống nhằm đảm bảo việc cải tiến liên tục, nhờ đó công ty không ngừng tìm kiếm các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và cách thức để loại bỏ chúng. Trọng tâm của việc cải tiến liên tục nên nhắm vào việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...