Thạc Sĩ Quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 4
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ
    CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 8
    1.1 Chất lượng kiểm toán và quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán
    nhà nước
    1.1.1. Chất lượng, chất lượng kiểm toán 8
    1.1.2. Quản lý chất lượng kiểm toán 9
    1.2 Tiêu chí quản lý chất lượng kiểm toán
    1.3 Kinh nghiệm quản lý chất lượng kiểm toán của một số nước và bài học
    cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam 16
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng kiểm toán của một số
    18
    1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam 22
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 23
    Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA
    KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 26
    3.1. Khái quát về Kiểm toán nhà nước Việt Nam
    3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước 26
    3.1.2. Đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước 27
    3.1.3. Nguyên tắc và cơ chế hoạt động kiểm toán
    28
    3.1.4. Tổ chức công tác kiểm toán 30
    3.2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
    Việt Nam

    3.2.1. Về hoạt động lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm
    toán nhà nước Việt Nam
    32
    3.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà
    nước Việt Nam
    34
    3.2.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà
    nước Việt Nam
    37
    3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm
    toán nhà nước Việt Nam 40
    3.3.1. Những kết quả đạt được
    44
    3.3.2. Những tồn tại, hạn chế 50
    3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
    55
    Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT
    LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT
    NAM 63
    4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán 63
    4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán ở
    Việt Nam 63
    4.2.1. Hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán độc lập đặc biệt là kiểm toán
    BCTC phải nhằm nâng cao CLKT 63
    4.2.2. Hoàn thiện quản lý chất lượng KT của KTĐL ở Việt Nam trên cơ sở
    tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định về quản lý chất lượng 66 3
    đối với dịch vụ kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới
    4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng KT của kiểm toán nhà
    nước Việt Nam 66
    4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm
    toán
    66
    4.3.2. Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng kiểm toán
    73
    4.3.3.

    Hoàn thiện tổ chức và tăng cường năng lực bộ máy quản lý chất lượng
    kiểm toán
    79
    4.3.4. Hoàn thiện quy trình quản lý hồ sơ sau khi cuộc kiểm toán kết thúc 86
    4.3.5.

    Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với chính sách, thủ
    tục quản lý chất lượng kiểm toán
    87
    KẾT LUẬN 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93








    4
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kiểm toán nói chung là hoạt động dịch vụ tư vấn có tính chuyên môn
    nghề nghiệp cao. Kết quả kiểm toán xác nhận độ tin cậy, trung thực của các
    thông tin được kiểm toán và là cơ sở để đưa ra các kiến nghị, ý kiến tư vấn hoàn
    thiện công tác quản lý. Vì vậy, chất lượng kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt quan
    trọng, quyết định sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán.
    Hoạt động của KTNN nhằm cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ
    quan nhà nước sự xác nhận, đánh giá về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và
    hiệu quả kinh tế của các thông tin được kiểm toán, là căn cứ tin cậy để đề ra
    những quyết sách của Nhà nước. Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quyết định
    trong việc khẳng định vị thế, uy tín và hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Do
    đó, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán đáp ứng yêu cầu chất lượng, đáng tin
    cậy và đã được quản lý chất lượng đầy đủ, thích hợp. Chính vì lẽ đó, quản lý
    chất lượng kiểm toán được Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao
    (INTOSAI) thừa nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm được quy
    định rõ trong chuẩn mực kiểm toán. Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước của các
    quốc gia trên thế giới đều coi quản lý chất lượng kiểm toán là hoạt động có tính
    bắt buộc cần phải được coi trọng.
    Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) được thành lập ngày 11/7/1994
    theo Nghị định số 70/CP để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng
    kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo
    cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà
    nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân
    sách nhà nước cấp. KTNN thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch
    kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cung cấp kết quả kiểm
    toán cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ.
    Từ 01/01/2006, hoạt động KTNN tuân theo Luật Kiểm toán nhà nước được
    Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước ký
    Lệnh công bố ngày 24/6/2005. Theo đó, KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh 5
    vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và
    chỉ tuân theo pháp luật; có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
    tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân
    sách, tiền và tài sản nhà nước. Mục đích hoạt động KTNN nhằm phục vụ việc
    kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
    sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng
    phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử
    dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoạt động KTNN theo nguyên tắc:
    độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật. Tổng KTNN quyết định kế
    hoạch kiểm toán hàng năm, và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực
    hiện.
    Từ khi ra đời, đi vào hoạt động, KTNN đã dần khẳng định được vị trí, vai
    trò quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, quản lý tài chính nhà nước.
    Nâng cao địa vị pháp lý và chất lượng hoạt động của KTNN đã và đang được
    Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ IX của Đảng đã ghi rõ: “Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm
    toán nhà nước như một công cụ mạnh của Nhà nước”. Xác định đúng tầm quan
    trọng của chất lượng kiểm toán, trong những năm qua KTNN luôn coi trọng việc
    thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán.
    Năm 2010, sau 15 năm thành lập, Tổng KTNN đã ký Quyết định số
    06/2010/QĐ-KTNN ngày 09/11/2010 ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
    nhà nước, gồm 21 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực số 08 “Quản lý chất lượng
    kiểm toán”. Hệ thống bộ máy chuyên trách về quản lý chất lượng kiểm toán
    cũng dần được thiết lập và củng cố, hoàn thiện. Từ năm 2014, KTNN đã thành
    lập 3 đơn vị tham mưu, giúp việc chuyên trách về quản lý chất lượng kiểm toán,
    đó là: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp
    chế.
    Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản
    lý, quản lý chất lượng kiểm toán, cũng như các đơn vị quản lý chuyên trách; tuy
    nhiên, quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN hiện nay còn những hạn chế, bất 6
    cập cả về chính sách và thực tế vận hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao.
    Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN có
    ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với KTNN, nhằm tạo cơ sở và nâng cao
    chất lượng hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường hiệu
    lực, hiệu quả kiểm toán nhà nước.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau:
    - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng kiểm toán của
    KTNN; kinh nghiệm về quản lý chất lượng kiểm toán của cơ quan KTNN của
    một số nước trên thế giới.
    - Đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt
    Nam, chỉ rõ những kết quả đạt được, xác định những hạn chế, bất cập cần bổ
    sung, hoàn thiện và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
    - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán
    KTNN Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn
    đề liên quan đến quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi
    quản lý chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính do
    KTNN Việt Nam thực hiện.
    Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán
    là từ khi KTNN Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động (1994), trong đó
    tập trung nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2014.
    4.Kết cấu của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng
    kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà
    nước Việt Nam
    - Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm
    toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
     
Đang tải...