Tiến Sĩ Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 6
    1. Lý do chọn đề tài . 6
    2. Mục tiêu nghiên cứu 7
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 7
    4. Giả thuyết khoa học 7
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    6. Phạm vi nghiên cứu . 8
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8
    8. Những luận điểm bảo vệ . 10
    9. Đóng góp mới của Luận án 11
    10. Cấu trúc của Luận án . 11
    CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
    TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 12
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 12
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 18
    1.3. Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng tổng thể 24
    1.4. Quản lý chất lượng đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp theo tiếp cận
    quản lý chất lượng tổng thể (TQM) . 49
    1.5. Kinh nghiệm một số nước về quản lý chất lượng đào tạo theo TQM . 61
    TIỂU KẾT CHƯƠNG I 64
    CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
    TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 65
    2.1. Thị trường nhân lực Thành phố Hồ Chi Minh . 65
    2.2. Khái quát về các cơ sở đào tạo TCCN tại Thành phố Hồ chí Minh 67
    2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
    Thành phố Hồ Chí Minh 69
    2.4. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên
    nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 78
    2.5. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp Kỹ thuật và
    Nghiệp vụ Nam Sài Gòn theo hướng tiếp cận TQM 84
    2.6. Đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo . 96
    2.7. Đánh giá chung . 101
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 104
    CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
    LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP THÀNH
    PHỐ HỒ CHÍ MINH . 105
    3.1. Định hướng phát triển giáo dục trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ
    Chí Minh 105
    3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp . 108
    3.3. Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp
    chuyên nghiệp theo tiếp cận TQM . 110
    3.4. Mối quan hệ của các giải pháp 138
    3.5. Điều kiện thực hiện mô hình và giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại
    các trường trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh . 139
    3.6. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của mô hình quản lý chất lượng các
    trường trung cấp chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM
    . 141
    3.7. Thử nghiệm một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Trung
    cấp kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài gòn Thành phố Hồ Chí Minh . 143
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 150
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 152
    1. KẾT LUẬN 152
    2. KHUYẾN NGHỊ 153
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 156
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Bối cảnh trong nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo nên
    những cơ hội thuận lợi nhưng cũng là thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục
    tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực Việt Nam
    là nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững. Chiến lược phát triển kinh
    tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
    là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
    giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng
    khoa học, công nghệ” là một trong 3 đột phá chiến lược. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày
    22/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu nhiệm vụ để thực hiện phát triển bền
    vững đất nước, giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cần đổi mới cơ bản và toàn diện theo hướng:
    “ Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất
    lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng ”.
    Trong thời gian qua, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) có những bước
    phát triển mới về quy mô; thực hiện xã hội hóa; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương
    trình; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất
    và trang thiết bị . Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém về chất lượng đào
    tạo, mà nguyên nhân chủ yếu là quản lý chất lượng đào tạo chưa được các trường TCCN
    quan tâm đúng mức. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhân lực qua đào tạo trình
    độ TCCN chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động (TTLĐ) và nhu cầu xã hội
    (NCXH), chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng (QLCL) đào tạo
    phù hợp và hiệu quả.



    Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, TCCN phải đổi
    mới theo hướng: gắn với NCXH, chuyển từ đào tạo chủ yếu theo số lượng sang chú trọng
    chất lượng và hiệu quả. Để bảo đảm chất lượng đào tạo TCCN tại TP.HCM nơi có TTLĐ
    sôi động và nhu cầu lớn về nhân lực TCCN thì giải pháp cấp bách, then chốt là triển khai
    mô hình và thực hiện các giải pháp QLCL đào tạo hiệu quả nhằm góp phần đáp ứng nhu
    cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước
    và hội nhập quốc tế.
    Luận án đặt ra các vấn đề cấp bách phải giải quyết:
    + QLCL đào tạo cấp trường TCCN cần được xây dựng và triển khai trên cơ sở luận
    cứ khoa học nào?
    + QLCL đào tạo cấp trường TCCN TP.HCM thực hiện theo mô hình nào, cần có
    những giải pháp nào? Vì sao?
    Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu khoa học và nghiêm túc. Vì vậy, nghiên
    cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường
    trung cấp chuyên nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên lý luận và đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp khả thi
    về QLCL đào tạo tại các trường TCCN – TP.HCM.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo tại các trường TCCN.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường TCCN – TP.HCM.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng đào tạo tại các trường TCCN hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp
    ứng NCXH và TTLĐ của TP.HCM. Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ
    yếu là QLCL đào tạo tại các trường TCCN chưa được định hướng và chưa được quan
    tâm đúng mức. Nếu nghiên cứu đề xuất được mô hình QLCL đào tạo tại các trường
    TCCN theo hướng tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và đề xuất một số giải
    pháp chủ yếu, khả thi về quản lý chất lượng quá trình đào tạo, quản lý các hoạt động cải
    tiến và hình thành môi trường văn hóa chất lượng (VHCL) trong nhà trường thì hiệu quả
    QLCL đào tạo sẽ được cải thiện qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các
    trường TCCN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực của TP.HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...