Tiến Sĩ Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại thành phố Hồ Chí

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Tính cấp thiết
    Thế giới đã và đang bước vào thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 với những thay đổi
    lớn lao đang diễn ra trong đời sống xã hội cùng những cơ hội mới và thách thức
    mới. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã và đang có tác động đến mọi mặt của
    đời sống xã hội, trong đó CNTT đã và đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ kinh tế,
    xã hội, quốc phòng ., đến giáo dục. Thời đại ngày nay là thời đại của CNTT, mạng
    Internet, giao lưu online, thương mại điện tử, toàn cầu hóa và một thế giới không
    còn biên giới, thời đại của xã hội học tập, học tập suốt đời.
    Sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 3 (1913 – 1950), sự phát triển
    nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển của các
    qui trình sản xuất vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia trên toàn thế giới. Từ đó,
    các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, cũng như các quốc gia đang
    phát triển kể cả Việt Nam đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn
    nhau. Khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tế toàn cầu đã nối tiếp
    nhau ra đời như WTO, APEC, NAPTA, .Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học
    công nghệ vẫn tiếp tục đi sâu, mở rộng, việc ứng dụng CNTT là động lực chính
    thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
    Từ nhận thức trên, mỗi nước đã và đang tìm mô hình giáo dục cho phù hợp với
    hoàn cảnh của đất nước, đặc biệt là giáo dục đại học là nhu cầu thiết yếu nhằm đào
    tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và
    tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Việt Nam là một đất nước có nền giáo dục lâu đời, với truyền thống tôn sư
    trong đạo và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Với quan điểm “Giáo dục là quốc
    sách hàng đầu, là nền tảng, động lực cho mọi sự phát triển”, giáo dục quyết định
    việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng
    cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo
    nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế. Nghị quyết số 29 – NQ/TW
    ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
    dục và đào tạo đã nhận định “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội
    ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ
    cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm
    huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo
    chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp.
    Cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
    khăn”. [48]. Nghị quyết số 14/2005/NQ/CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và
    toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định mục tiêu
    chung là “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ
    bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -
    HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến
    năm 2020, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình
    độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị
    trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. [46]
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã
    nêu ra mục tiêu chủ yếu của giáo dục là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục
    và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và kinh tế
    tri thức ” [45]
    Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 cũng đã nêu rõ “Chất
    lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
    Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong
    những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước
    và còn thấp so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
    Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng
    cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số
    lượng các trường ĐH - CĐ tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giáo viên,
    cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất
    lượng đào tạo của các cơ sở này”. [13]
    Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ này, những đột phá quan trọng về CNTT
    đã làm thay đổi mạnh mẽ thế giới. Ở Việt Nam, CNTT không những có vai trò
    quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế mà còn nâng cao đời sống người dân về
    mọi mặt, chính phủ đã có nhiều chính sách thuận lợi để phát triển CNTT và đã ban
    hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt Đề án “Đưa Việt
    Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
    Kế hoạch số 2626/ KH – BTTTT ngày 30/8/2011 nêu rõ mục đích và ý nghĩa
    như sau “Công nghệ Thông tin và Truyền thông không chỉ là một ngành kinh tế
    mũi nhọn, đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP, mà còn là hạ tầng mềm cho sự phát
    triển của các ngành kinh tế khác và xã hội, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng,
    đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đề án là quyết tâm chính trị của Đảng,
    Nhà nước và Chính phủ nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành CNTTTT,


    hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam sớm bắt kịp các cường quốc trong khu
    vực và trên thế giới về CNTT-TT .” [30].
    Để đáp ứng và giải quyết nhu cầu cấp bách này, giáo dục Việt Nam phải tìm ra
    những giải pháp cơ bản nhằm vượt qua những thách thức để vươn tới chuẩn chung
    về chương trình, về mô hình quản lý và đặc biệt là chuẩn về chất lượng và các điều



    kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc quản lý chất lượng đào tạo nói chung và
    quản lý chất lượng đào tạo ngành CNTT hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng
    nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ CNH-HĐH đất
    nước và đáp ứng được thị trường nhân lực khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Hiện nay, đào tạo nhân lực CNTT trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng khá lớn
    trong quy mô đào tạo nhân lực CNTT. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay về nhân lực
    CNTT trình độ cao đẳng có những dấu hiệu không mấy khả quan với số thí sinh thi
    vào ngành này giảm dần trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo nói chung
    và chất lượng đào tạo theo chuẩn mực quốc tế nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập
    chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không có việc làm cao.
    Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, một mặt là do sự
    hấp dẫn của một số ngành khác tăng lên, nhất là ngành kinh tế, tài chính. Mặt khác,
    do chương trình đào tạo không phù hợp, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
    và phòng thí nghiệm, thiếu giảng viên giỏi có trình độ cao, phương pháp giảng dạy
    lạc hậu. Đặc biệt, cơ chế quản lý đào tạo còn nặng theo tư duy hành chính, bao cấp,
    tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường chưa cao, hệ thống quản lý chất
    lượng đào tạo chưa được quan tâm, xây dựng để đáp ứng yêu cầu kiểm định chất
    lượng theo quy định của Luật Giáo dục và chỉ đạo của Bộ GD - ĐT. Tuy đã có
    nhiều công trình nghiên cứu và luận án về quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo
    ở bậc ĐH – CĐ song chưa có công trình, luận án nghiên cứu sâu về quản lý chất
    lượng đào tạo ngành CNTT ở các trường cao đẳng. Trước thực trạng trên, việc
    nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ngành
    CNTT tại các trường cao đẳng nói chung và các trường cao đẳng ở khu vực TP. Hồ
    Chí Minh đã và đang là nhu cầu cấp bách.
    Thực tế công tác quản lý chất lượng ở các trường cao đẳng có đào tạo ngành
    CNTT còn nhiều bất cập, yếu kém và các tác giả trước đây chưa đi sâu nghiên cứu,
    phân tích và có số liệu thống kê cụ thể. Vì vậy, cần nghiên cứu, áp dụng một số nội
    dung quản lý chất lượng theo tiếp cận TQM vào các trường cao đẳng có đào tạo
    ngành học này.
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn hướng nghiên cứu quản lý chất
    lượng đào tạo theo hướng tiếp cận TQM nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực và
    mang tính khoa học để giúp các trường cao đẳng có đào tạo ngành CNTT tại TP.
     
Đang tải...