Chuyên Đề Quản lý cân đối ngân sách nhà nước nhằm góp phần kiềm chế lạm phát ở việt nam trong thời gian tới?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lý cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt của bất cứ một quốc gia nào, đặc biệt, trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ , tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới. Do vậy, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở ở Việt nam, Vậy trong quản lý cân đối ngân sách nhà nước hiện nay ở Việt Nam cần có những biện pháp quản lý Tài chính như thế nào để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay ở Việt Nam ? Với cách đặt vấn đề như trên, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập những nội dung sau:

    1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
    Cân đối NSNN.
    Trong tiếng Việt, "cân đối" có thể là danh từ, động từ, hoặc tính từ. Với tư cách một danh từ, cân đối NSNN là mối quan hệ cân bằng giữa tổng thu và tổng chi NSNN. Với tư cách một động từ, cân đối NSNN có nghĩa là làm cho tổng thu và tổng chi NSNN được cân bằng. Với tư cách một tính từ, NSNN cân đối có nghĩa là tổng thu và tổng chi có tương quan cân bằng.
    Cân đối NSNN nhằm mục đích đảm bảo tài chính cho Nhà nước thực hiện được tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình, chứ không phải đơn giản chỉ để tổng thu và tổng chi bằng nhau.
    Cân đối NSNN phải đảm bảo không chỉ cho tổng thu cân bằng với tổng chi, mà còn phải đảm bảo cho cơ cấu thu, chi hợp lý; mối quan hệ về lượng giữa thu chi NSNN và thực trạng nền kinh tế; mối quan hệ hợp lý giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương v.v .
    Trong thực tiễn, cân đối NSNN luôn ở trong trạng thái vận động, không ngừng phát sinh mâu thuẫn giữa thu và chi, cũng như giữa các bộ phận cấu thành NSNN v.v .
    Một số học thuyết về cân đối NSNN:
    - Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách: Hàng năm số thu phải bằng số chi.
    - Lý thuyết về ngân sách chu kỳ: Sự thăng bằng của NSNN không phải được duy trì trong một năm mà được duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế.
    - Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt: Nếu thực hiện thăng bằng ngân sách trong giai đoạn suy thoái bằng việc giảm chi hoặc tăng thu sẽ chỉ ảnh hưởng vào nền kinh tế như hai cái "máy hãm", khiến cho nền kinh tế đã trì trệ lại càng trì trệ hơn. Để tránh ảnh hưởng kìm hãm đó, người ta cần hy sinh thăng bằng ngân sách, chi tiêu ra nhiều hơn để gây và khơi mào cho sự phục hồi kinh tế. Sự cố ý thiếu hụt này phải có giới hạn của nó, không được vĩnh viễn và phải được theo dõi chặt chẽ. Sự cố ý thiếu hụt có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế ra khỏi tình trạng đình trệ. Song, khi nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động thì Nhà nước phải giảm dần những chi phí đầu tư, dần dần tăng thu để làm cho ngân sách trở lại thế thăng bằng.

    Bội chi NSNN, nguyên nhân và nguồn bù đắp.
    Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Có hai loại nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:
    - Loại nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên (để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội). Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
    - Loại nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
    Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, .), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
    Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào cách bù đắp bội chi. Mỗi cách bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô.
    Nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN sẽ kéo theo lạm phát.
    Nếu vay nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài.
    Nếu vay quá nhiều trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng.
    Nếu giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều, làm cạn dự trự quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
    Hiện nay, Nhà nước ta kiên quyết không phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi NSNN.
    Vay nợ (trong nước, ngoài nước) được xem là giải pháp bù đắp bội chi NSNN một cách hữu hiệu. Kinh nghiệm mấy chục năm cải cách của Trung Quốc cho hay tỷ lệ giữa nợ trong nước và nước ngoài nên ở mức 1,4 :1.Tuy vậy, mức độ nợ phải nằm trong giới hạn hợp lý. Tổng số nợ/GDP không quá 30% là mức nợ bình thường, 30% - 50% là nợ mức khó khăn, trên 50% là mức nợ trầm trọng.

    Cân đối NSNN ở nước ta.
    Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hoạt động của NSNN nói chung, cân đối NSNN nói riêng đã có những thay đổi dần về chất.
    Theo luật NSNN 2002, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
    Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.Vay bù đắp bội chi NSNN phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
    Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hằng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...