Luận Văn Quản lý các khoản nợ thuế trong thanh toán với ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ THUẾ TRONG THANH TOÁN VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][TABLE]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    NỘI DUNG THUẾ - THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP CÁC LOẠI THUẾ

    1. Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
    Thuế là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội. Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước, chi cho những công việc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển cơ cở hạ tầng, chi cho các vấn đề pháp luật công cộng, chi sự nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và quy mô chi tiêu. Lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước trong các chế độ xã hội đã chứng minh được rằng Nhà nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình là: quyên góp; vay của dân; dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp. Hình thức dùng quyền lực Nhà nước buộc dân phải đóng góp - đó chính là Thuế. Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết “ Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước”. Anghen cũng chỉ rõ là “ để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là Thuế “.
    Đối với Nhà nước: Thuế là một khoản thu đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được Pháp luật quy định.
    Đối với người nộp: Thuế là khoản đóng góp mang tính pháp lệnh của Nhà nước, bắt buộc mọi người dân hoặc các tổ chức kinh tế nộp vào NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước.
    Xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng mang tính quy luật, có thể nói ngày nay ở tất cả các quốc gia, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN không có nghĩa là động viên nguồn tài chính vào NSNN với bất kỳ giá nào mà sao cho nó phải là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính vì vậy, ngoài mục tiêu đánh thuế để tạo ra nguồn thu cho NSNN, thuế còn là công cụ thực hiện chức năng điều hoà công bằng xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào phân phối thu nhập, đặc biệt thông qua công cụ thuế thì sẽ tạo ra hai cực đối lập nhau làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tiễn, của cải xã hội là do kết quả lao động, đóng góp của các thành viên trong xã hội nên thành quả đó phải chia sẻ cho các thành viên, nếu không sẽ làm mất tính công bằng.
    Sử dụng thuế làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là một sự cần thiết khách quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở các nước thì không hoàn toàn giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định, với tình hình kinh tế xã hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu . Thông qua cơ chế thuế, Nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều hành nền kinh tế, co hẹp hay khuếch trương thuế vào lúc hoàn cảnh quá thịnh vượng hay suy thoái.
    Như vậy công cụ thuế có những vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế - xã hội, có thể là công cụ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển nền kinh tế.
    Điểm khác biệt nổi bật giữa thuế và khoản phí, lệ phí khác là tính không hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu được từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Khoản thuế này sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN, cho sản xuất . Tuy vậy, việc hoàn trả này thường không tuân thủ theo nguyên tắc ngang giá.
    Hệ thống thuế của mỗi quốc gia bao gồm nhiều loại thuế. Nếu phân loại theo tính chất, các loại thuế được chia thành: thuế trực thu và thuế gián thu.
    Thuế trực thu: là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao .
    Thuế gián thu: là hình thức thu thuế gián tiếp qua một người khác hay nói khác đi người chịu thuế là người tiêu dùng, nhưng số thuế đó được thu qua các cá nhân hay các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh sản xuất hay dịch vụ, thông qua việc đánh thuế vào số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...