Tiến Sĩ Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Hải Dương theo chuẩn hiệu trưởng trong bối cảnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục Mầm non là một cấp học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ bắt đầu từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm, kĩ năng xã hội, hình thành nhân cách đầu tiên, chuẩn bị cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Luật giáo dục đã khẳng định: "Giáo dục Mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 6); Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi" (Điều 18); mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 (Điều 19). Bác Hồ đã khẳng định: "Mẫu giáo tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt" [28]. Từ ngàn xưa cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề giáo dục trẻ ở tuổi ấu nhi:
    "Giáo phụ sơ lai. Giáo tử anh hài"
    (Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về)
    Nhà giáo dục nổi tiếng Italia, bà Maria Montessori đã từng nói: "Nếu sự cứu rỗi con người thì điều đó phải bắt đầu từ đứa trẻ, bởi vì đứa trẻ là kẻ sáng tạo hương hồn nhân loại [84, tr.40]. Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cũng đã khẳng định lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu của cuộc sống, các nhà nghiên cứu cho rằng: "Phi giáo dục mầm non thì bất thành nhân cách". Những nghiên cứu gần đây về sinh học, nghiên cứu sự tác động của giáo dục đối với lứa tuổi này lại càng khẳng định vị trí, vai trò của Giáo dục Mầm non là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
    Trong bối cảnh hiện nay, Giáo dục Mầm non có nhiều sự đổi thay, bắt đầu từ Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg về chế độ chính sách cho Giáo dục Mầm non. Quyết định này như một luồng gió mới đưa Giáo dục Mầm non bước sang một thời kì mới. Tiếp theo, chương trình giáo dục mầm non được ban hành năm 2009 đánh dấu sự thay đổi có chiều sâu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Năm 2010 đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lại càng khẳng định vị trí vững chắc của Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho cấp học này. Vì vậy, đầu tư cho lĩnh vực dinh dưỡng, sức khoẻ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là đầu tư lâu dài và ngay từ đầu cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai và lực lượng có vai trò quan trọng, then chốt không ai khác chính là đội ngũ cán bộ quản lý mầm non. Hay nói cách khác, sự thành công của Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý mầm non.
    Nói về vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, Bác Hồ đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp".
    Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội khoá XI kì họp thứ sáu vào năm 2004 đã Quyết nghị những vấn đề về giáo dục. Trong đó nội dung thứ 4 ghi rõ: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đánh giá: "Quản lý giáo dục và đào tạo yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp". Vì vậy, Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non", đồng thời yêu cầu: "Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ."
    Đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là một tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Một trong những giải pháp được coi là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục của nước ta là đổi mới công tác quản lý giáo dục mà nòng cốt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý mầm non nói riêng phụ thuộc vào công tác đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều. Có thể thấy rằng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục dựa vào 3 khâu liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau, chúng có tác động biện chứng với nhau: phát hiện, lựa chọn - đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Đào tạo và bồi dưỡng là một trong những khâu quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
    Trong những năm qua, giáo dục của tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Số lượng trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng, bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non mới ra đời thay thế chương trình cũ với mục đích là để phù hợp với sự phát triển của giáo dục Tiểu học và bắt nhịp kịp thời với xu thế hội nhập của các cấp học cùng với công tác phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi và đặc biệt là công tác quản lý được đổi mới theo hướng phân cấp rõ ràng giao quyền tự chủ cho cán bộ quản lý . đòi hỏi cán bộ quản lý trường mầm non phải có năng lực quản lý phù hợp mới có thể đáp ứng được sự phát triển của Giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Bác Hồ nói “Cán bộ nào phong trào đó” do vậy, chất lượng của Giáo dục Mầm non có đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào vào vai trò lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý hay nói cách khác người cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng của Giáo dục Mầm non. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ then chốt được Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Dương quan tâm đó là công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường. Trong thực tế, đội ngũ này đã được bồi dưỡng theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tuy nhiên chất lượng cán bộ quản lý nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Giáo dục Mầm non trong bối cảnh hiện nay cũng cần có những giải pháp đồng bộ để quản lý chặt chẽ và đảm bảo chất lượng. Đứng trước yêu cầu đổi mới của giáo dục nói chung, của Giáo dục Mầm non nói riêng và thực tế mạng lưới quy mô trường lớp mầm non ngày càng phát triển lớn với nhiều loại hình phức tạp trong thời gian gần đây thì công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý lại càng trở thành một nhiệm vụ cấp thiết trong việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó chuẩn hiệu trưởng mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ này, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện: thể lực, tình cảm, thái độ, trí tuệ và thẩm mĩ cho trẻ mầm non và chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
    Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý, do vậy cần có giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thì mới nâng cao chất lượng của đội ngũ này và việc quản lý chỉ có tính hệ thống khi có những cơ sở khoa học.



    Trong thực tế, đề tài về vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đã có một số tác giả nghiên cứu nhưng chưa có công trình đối với quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non của cấp học Mầm non trong một địa phương. Mặt khác, chuẩn hiệu trưởng mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ký và ban hành lần đầu vào ngày 14 tháng 4 năm 2011/TT-BGDĐT. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non tỉnh Hải Dương theo chuẩn hiệu trưởng trong bối cảnh hiện nay”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non trong bối cảnh hiện nay.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non theo chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong bối cảnh hiện nay.
     
Đang tải...