Báo Cáo Quản lý an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc – Thanh trì - Hà Nội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động quản lý của nhà nước đối với công tác quản lý an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc

    Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội ở Việt Nam đã tạo ra những bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế - xã hội ( KTXH ) ; kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao (trên 7%), đời sống của đa số nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực kéo dài. Đó là tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ đặc biệt đã bùng nổ một số vụ khiếu – tố phức tạp có đông người tập trung tại các cơ quan chính quyền xã, huyện, thành phố, gây mất ổn định ANTT ở cơ sở. Chính quyền địa phương còn lúng túng và có lúc gần như bất lực khi xử lý, giải quyết vấn đề người dân tập trung đông người khiếu - tố. Tình trạng đó cho đến nay không còn diễn ra nhưng vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng về KTXH và ANTT gây tâm lý bất bình trong nhân dân.
    Sự mất ổn định đó xảy ra bắt nguồn từ các lý do: Tranh chấp đất đai, nguồn lợi; người dân bất bình với cán bộ xã, thôn trong giải quyết phân chia nguồn lợi, công tác quản lý kinh tế, tài chính hay giải quyết các mối quan hệ dân sự đối với công dân thiếu công khai, minh bạch, cùng với những bất cập trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng đã dẫn đến thắc mắc, khiếu - tố trong nhân dân. Bên cạnh đó, hệ luỵ mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ngày một xâm nhập sâu vào đời sống của cộng đồng dân cư, làm đảo lộn các quan hệ xã hội, phá vỡ một số giá trị đạo đức truyền thống, những chuẩn mực trong quan hệ cộng đồng; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (TP&TNXH) gia tăng đưa đến những mất ổn định ANTT.
    Vạn Phúc là xã vùng bãi Sông Hồng cuối Huyện Thanh Trì. Dân số có 2767 hộ với 10762 khẩu. Toàn xã có 4 thôn, thôn 4 cách xã 6km, trong xã có một họ giáo với 249 hộ – 1053 khẩu. Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cũng như công cuộc xây dựng thủ đô trong chiến lược CNH-HĐH, địa bàn xã không khỏi chịu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các địa bàn khác. Đặc biệt là địa bàn xã nông thôn nhưng Vạn Phúc thừa hưởng sự phát triển của Thủ Đô Hà Nội, sự phát triển của Huyện Thanh Trì. Kéo theo đó cũng là những tiêu cực, tệ nạn và sự giao thoa giữa phát triển và lạc hậu đã dẫn đến tình hình ANTT có nhiều điểm khác biệt với các địa bàn khác.


    Mục lục
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    2. Đối tượng nghiên cứu.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    5. Kết cấu của báo cáo.


    Phần thứ nhất
    Tóm tắt quá trình thực tập.
    1.1. Về thời gian thực tập.
    1.2. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của UBND xã Vạn Phúc.
    1.3. Tình hình cán bộ, công chức, viên chức của UBND xã Vạn Phúc.
    Phần thứ hai
    Quản lý an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc – Thanh trì - Hà Nội.
    2.1. Khái quát về kinh tế xã hội xã Vạn Phúc.
    2.1.1 Về phát triển kinh tế.
    2.1.2 Thu ngân sách, sử dụng ngân sách.
    2.1.3 Về phát triển văn hoá - xã hội
    2.2. Thực trạng an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc.
    2.2.1 Quan niệm về an ninh trật tự .
    2.2.2 Thực trạng an ninh trật tự trên địa bàn xã Vạn Phúc.
    2.2.2.1 Tình hình chung.
    2.2.2.2 Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội.
    2.3. Kết luận và kiến nghị.
    2.3.1. Kết luận
    2.3.2. Kiến nghị.
    Phụ lục .
    Tài liệu tham khảo.

    hanh chinh 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...