Tài liệu Quản lĩnh và thủ lĩnh?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản lĩnh và thủ lĩnh?

    Tạ Chí Đại Trường.


    Một cái nhìn lệch hướng từ vị trí độc tôn dân tộc, văn hoá

    Người nghiên cứu ngoại quốc thường có nhận xét là sử quan Việt Nam xuất thân nho sĩ nên hay bỏ lơ những dấu vết sinh hoạt thương nghiệp trong xứ, gìm chúng đi, hoặc để chúng chuyển hoá khuất lấp trong các ý niệm chính thống của Nho Giáo trong kinh sử họ từng dùi mài để lên bảng vàng bia đá. Nhưng sử quan Việt lại không phải chỉ kiêu hãnh về tầng lớp ưu tú thuộc kinh sách của mình, dẫn đến sự coi thường các tầng lớp khác mà còn từ khả năng biết chữ (Hán) đó lại nhìn các tập đoàn dân tộc khác như bọn phiên/man, cũng theo lối học được từ Thiên triều lớn phương Bắc. Lâu dần quan niệm ấy về sự ưu tú của kiến thức, của tập đoàn quen thuộc nắm quyền trở thành tự nhiên, không thắc mắc như khi Phan Huy Chú (1782-1840) chê dân Tống Sơn từ trước tới nay chưa có người đỗ đại khoa, hay nhận định Trịnh Khả (+1451) vì biết tiếng Lào nên được Lê Lợi sai phái liên hệ với người Lào.

    (1)
    Là người của một vài đời khoa bảng, ông tự phụ về điều ấy nên chê nhẹ đất Tống Sơn, tuy biết đó là nơi phát đạt to hơn cả, nơi cỗi gốc của họ Nguyễn đang ngự trị khiến cho ông phải đặt tỉnh Thanh Hoá lên đầu trang phần Dư địa chí của ông. Tính chất trung châu hoá đậm nét qua thời gian khiến ông có lẽ không biết một cuốn gia phả thuộc thế kỉ XVIII cũng của dòng họ ông mà có biết, có đọc chắc cũng khó tin về một nguồn tin trong đó: Con cháu [nhà họ Phan] ta là dòng dõi thủ lĩnh Nghệ An trại chủ .

    (2) Danh vị thủ lĩnh ấy được Toàn thư, Ðại Việt sử lược chỉ rõ là những lãnh tụ tông tộc miền ngược, không sai chạy.Thế rồi từ sự kiêu ngạo về tập đoàn khoa bảng đó của mình, ông chỉ cần nhích một chút là bước qua sự kiêu ngạo về tộc đoàn dân tộc. Ông thấy Trịnh Khả là công thần của triều Lê cai trị trên đất Ðông Kinh hàng nhiều thế kỉ, triều đại về sau có thêm chúa Trịnh làm thông gia, từng ban phát bằng cấp, quan chức cho dòng dõi nhà ông, một dòng của người Kinh, nên nghĩ rằng ông quan kia cũng là người Kinh như mình và cho rằng biết tiếng Lào đúng là một khả năng đặc biệt, xứng đáng với tính chất một con người tài ba phò vua dựng nước. Cái tự nhiên của tâm trí khiến ông không kịp suy nghĩ rằng xét về gốc tích, đặt vào thời gian của sự kiện xảy ra thì đó là một người gốc Lào biết tiếng Kinh! Nhưng nếu hiểu ra như thế thì ông lại không dám nói ra rằng vua Lê của ông cũng là người thiểu số, có hơn một nửa là gốc Lào (tộc Thái), chưa chắc đã kém gì ông Trịnh Khả kia. Có điều sự sai lầm của ông là thuộc phần vô ý thức, không phải cố tình nín nhịn như của một số sử gia ngày nay.

    (3)
    Các sử quan ghi chép chuyện đương thời trước Phan Huy Chú không được suy nghĩ thoải mái về sự chính danh tộc đoàn như ông. Các ông quan này còn trông thấy cảnh những tộc đoàn có thể cũng đã nói tiếng Việt thành thạo dù là với accent, với giọng lơ lớ nào đó, đang tranh chấp cật lực trên đất kinh thành, và lại cũng đang phải thay đổi theo với nơi họ đang sống, hướng theo một chiều tổ chức xã hội không như thời trước, nơi cỗi gốc xuất phát của họ. Họ bị chuồi dần đi trong sự tiến hóa nhưng không phải đã không cố trì níu để giữ địa vị trên trước trong vùng đất họ quản lí. Thấp thoáng qua những dòng sử kiểu Xuân Thu và khuất lấp trong những định chế Nho mang từ phương Bắc đến, các sử quan vẫn cho ta thấy một cố gắng lạc loài như thế, một mặt tổ chức quản lí đất nước song hành trong thời đầu của triều đại trị vì, rồi sẽ thay da đổi lốt để vẫn xuất hiện vào giai đoạn sau.
    View more most viewed threads:
    Quản lĩnh: chức danh và nhân vật

    Chức danh Quản lĩnh xuất hiện rất sớm trong đời Lê: Ngày mồng 9 (tháng Giêng âl. 1429) ra lệnh chỉ rằng: Quan võ từ chức Quản lĩnh, quan văn từ chức Hành khiển trở lên, ai có con trai (nhỏ tuổi) . cho được vào hầu Hoàng Thái tử (Nguyên Long 6 tuổi, Thái Tông sau này.) Lệnh chỉ ngày 20, tháng 3 (âl. 1429) cho biết về chức Ðô tổng quản và Quản lĩnh các đạo cùng quan viên các phường trong Kinh thành . Ðô tổng quản là dành cho người cầm quân phủ lộ Thanh Hoá, Thuận Hoá bên ngoài khu vực trung tâm (việc chuyển đổi tháng 7âl. 1437). Còn chức tước cầm đầu 3 đạo (1428), 5 đạo (1434) đương thời được ghi là Tổng quản với các cấp bực dưới là Ðồng tổng quản, Tổng tri. Một biến động đầu đời Thái Tông cho thấy chi tiết, không những về tên người mà còn cả nguồn gốc xuất thân của một thành phần Quản lĩnh: Tháng 2 ngày 3âl. (1434), Quản lĩnh trấn Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý mưu phản . Hoàng Nguyên Ý, Hoàng Văn Ngạc, Nguyễn Thế Ninh, Nguyễn Công Ðịnh ở trấn Lạng Sơn đều là Phụ đạo của trấn đó, vì có công theo về triều đình, đều được làm Quản lĩnh, vẫn được ở đất cũ của mình . Vậy quản lĩnh ở đây là chức danh của triều đình phong cho các phụ đạo tộc người thiểu số chịu khuất phục chính quyền mới. Ðó là một chính sách thoả hợp bởi vì các chủ đất tuy phải nằm dưới sự trông chừng của các Tuyên úy của triều đình, họ vẫn còn lãnh địa của mình. Sự ràng buộc hai chiều ngược nhau đó dễ đi đến đổ vỡ khi tính chất phụ đạo tương đối độc lập cũ phải đứng trước sự thua thiệt của vai trò quản lĩnh mới. Ðó là nguyên nhân nổi dậy của Hoàng Nguyên Ý khi Ý về Ðông Kinh chầu hầu lại thu tóm một người thiếp của Quận vương Tư Tề thải ra và bị tố giác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...