Tiến Sĩ Quản lí vốn khả dụng trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013



    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Vốn khả dụng là vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của TCTD. Vốn này để đáp ứng y êu cầu dự trữ bắt buộc của NHTƯ và phần dư thừa để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán với khách hàng, với Ngân sách Nhà nước, giao dịch với đối tác, trả nợ cho NHTƯ. Các TCTD sẽ duy trì vốn khả dụng dưới hai hình thức: tại quỹ của TCTD và gửi tại NHTƯ. Phần vốn khả dụng dư thừa là phần có tính lỏng cao nhất, TCTD sẽ quyết định tỷ trọng phần tiền giữ tại TCTD hay NHTƯ dựa theo nhu cầu thanh toán từng thời điểm. Như vậy, phần vốn khả dụng giữ tại NHTƯ bao gồm: tiền gửi DTBB và một phần dự trữ dư thừa để đáp ứng nhu cầu thanh toán của TCTD. NHTƯ quản lý phần VKD nằm tại NHTƯ thông qua việc thiết lập hệ thống khuôn khổ, xây dựng quy tắc sử dụng các biện pháp can thiệp, chi phối khối lượng giao dịch VKD trên thị tr ường tiền tệ để điều chỉnh trạng thái VKD trên TTLNH, chi phối tới hành vi điều chỉnh cân bằng giữa phần VKD gửi tại NHTƯ với phần tại quỹ của TCTD để đảm bảo hoạt động bình thường của mình, từ đó tác động tới lãi suất thị trường nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của Chính sách tiền tệ.
    Để thực hiện quản lý VKD, NHTƯ cần dự báo trạng thái VKD trên thị trường, xác định khối lượng cần can thiệp và đưa ra các biện pháp điều chỉnh trạng thái VKD trên thị trường để đạt được mục tiêu điều hành CSTT. Tùy từng quốc gia, với đặc điểm về thể chế chính trị, mức độ phát triển của nền kinh tế cũng như tính hiệu lực trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ mà mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành nên cung cầu VKD tại NHTƯ cũng như mức độ dự báo và kiểm soát từng nhân tố cấu thành VKD của NHTƯ cũng có sự khác nhau.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dần hoàn thiện công tác quản lý VKD như: hoàn chỉnh phương pháp dự báo, bổ sung nguồn thông tin báo cáo phục vụ công tác dự báo, cải thiện tính đồng bộ của hệ thống biện pháp can thiệp, Mặc dù có nhiều sự cố gắng, kết quả dự báo dần chính xác hơn, các công cụ được sử dụng linh hoạt, tạo ra các biến động phù hợp với yêu cầu của thị trường và đạt mục tiêu của NHNN hơn nhưng kết quả quản lý VKD của NHNN còn gặp nhiều hạn chế, trạng thái VKD của thị trường không biến động tích cực sau can thiệp của NHNN, lãi suất chỉ đạo không định hướng được mức lãi suất của thị trường, các hoạt động điều hành của NHNN đi sau thị trường, thị trường không quan tâm tới các động thái điều hành từ NHNN. Nguy ên nhân làm ảnh hưởng tới kết quả quản lí VKD của NHNN Việt Nam là tính thiếu đồng bộ của hệ thống thông tin báo cáo, kĩ thuật dự báo còn mang tính ngắn hạn, khả năng dự báo và quản lí VKD hạn chế, sự phối kết hợp giữa các chính sách vĩ mô chưa thống nhất dẫn đến sự bị động của NHNN trong việc điều chỉnh trạng thái VKD để đạt được mục tiêu của CSTT.Xuất phát từ y êu cầu thực tiễn nêu, luận án đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
    "Quản lý VKD trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam" để đóng góp đầy đủ hơn các luận cứ khoa học của công tác quản lý VKD, thực tiễn thực hiện tại NHNN VN và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý VKD nhằm đáp ứng y êu cầu về hiệu quả điều hành CSTT.


    Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được chia thành 3 chương:
    - Chương 1: Lí luận chung về quản lý vốn khả dụng trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
    - Chương 2: Thực trạng quản lý vốn khả dụng trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn khả dụng trong điều hành Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
     
Đang tải...