Luận Văn Quản lí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Cao Bằng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 20/6/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 20/6/14
    Last edited by a moderator: 20/6/14
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay vẫn là một trong 5 tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Toàn tỉnh có 5/13 huyện, thị thuộc danh sách 62 huyện nghèo của cả nước. Tỉ lệ nghèo hiện nay của tỉnh là 23,96%. Hoạt động kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, năng suất thấp. Thu ngân sách hằng năm mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu chi, số còn lại do NSTƯ trợ cấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh còn nhiều yếu kém. Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng nói riêng và ĐTPT nói chung là rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư hằng năm vừa thiếu về số lượng, vừa giải ngân thường chậm và không đạt theo kế hoạch đã duyệt.
    Tình hình đó đang đặt ra cho địa phương cần phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa khả năng vốn đầu tư và nhu cầu đầu tư, giữa nhu cầu vốn và điều kiện thu hút vốn, đồng thời cần phải lựa chọn giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương. Cao Bằng muốn thúc đẩy tăng trưởng, một mặt cần tích cực XĐGN, nâng cao đời sống nhân dân, mặt khác cần cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư khai thác tiềm năng của tỉnh. Để làm được việc đó cần phải bố trí vốn ĐTPT từ NSNN với quy mô, liều lượng đáng kể cho những công trình trọng điểm nhằm hỗ trợ đầu tư của xã hội và kích thích kinh tế phát triển.
    Thực tiễn trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, Cao Bằng đã được bố trí vốn đầu tư từ nguồn NSTƯ với số vốn tăng khá mạnh qua các năm. Đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn ĐTPT cũng như trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, nhờ đó tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 10% trong nhiều năm trở lại đây.
    Vốn ĐTPT từ NSNN chủ yếu đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình, mục tiêu lớn của quốc gia, trong đó có mục tiêu XĐGN và các mục tiêu đầu tư khác. Như vậy, đây thực sự là một nguồn lực không thể thiếu và có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế của một tỉnh miền núi như Cao Bằng.
    Mặc dù nguồn lực cho ĐTPT từ NSNN còn hạn chế nhưng việc sử dụng vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn, biểu hiện rõ nhất là vốn ĐTPT từ NSNN hằng năm vẫn tồn đọng, suất đầu tư cho tăng trưởng vẫn ở mức cao. Có khá nhiều nguyên nhân của tình hình trên, nhưng chủ yếu vẫn là do công tác quản lí vốn ĐTPT từ NSNN còn yếu kém.
    Như vậy, vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay của Cao Bằng không chỉ là làm sao có được nhiều vốn để đầu tư cho tăng trưởng, mà quan trọng hơn đó là phải có những giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN để nguồn lực vốn này được sử dụng có hiệu quả nhất, qua đó tạo ra sức hút vốn đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả của kinh tế tỉnh Cao Bằng.
    Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Quản lí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Liên quan đến nghiên cứu về tình hình quản lí, huy động hay sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn ĐTPT từ NSNN nói riêng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu với phạm vi, địa bàn nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, cụ thể như:
    - Đinh Văn Phượng (2000),“Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Phạm Thị Khanh (2004), “Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Hiến: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong tiến trình CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng, số 10-2003, tr. 58-62.
    - Lê Đăng Quang (2007), “Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế chính trị thế giới, Nguyễn Hồng Sơn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
    - Trần Xuân Kiên (2005): Một số giải pháp tạo vốn trong kinh doanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Lai (1996): Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam. Luận án TS Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Thái Hà (2006), "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
    - Dương Cao Sơn (2008), "Hoàn thiện công tác quản lí chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
    - Lê Xuân Kinh (1999), "Tăng cường quản lí vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Tỉnh Nghệ An", Luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Tuy nhiên, một nghiên cứu riêng về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng như đề tài mà tác giả lựa chọn thì hiện nay chưa có đề tài nào trùng lặp.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích của luận văn: trên cơ sở nhận thức lí luận về quản lí vốn ĐTPT từ NSNN, qua phân tích đánh giá thực trạng quản lí vốn ĐTPT từ NSNN, luận văn đề xuất các giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần vốn này.
    Nhiệm vụ của luận văn:
    - Hệ thống hoá cơ sở lí luận về vốn ĐTPT từ NSNN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra các vấn đề và nguyên nhân tồn tại trong quản lí vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng.
    - Đề xuất hệ thống giải pháp đối với vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng ở tỉnh Cao Bằng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: là quá trình quản lí vốn ĐTPT từ NSNN.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: trên địa bàn Cao Bằng.
    - Thời gian: thực trạng giai đoạn 2006-2010, giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp hệ thống hoá: áp dụng chủ yếu trong phần nội dung cơ sở lí luận của đề tài, phần hệ thống hoá chính sách, cơ chế quản lí vốn đầu tư
    Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: áp dụng trong quá trình thu thập số liệu và phân tích thực trạng sử dụng vốn.
    Phương pháp sơ đồ hoá: luận văn sẽ sơ đồ hoá một số chu trình, quy trình.
    Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: áp dụng trong quá trình thu thập khai thác, thu thập thông tin, số liệu.
    Ngoài ra, đề tài còn sử dụng tổng hợp các phương pháp khác: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, lô gíc, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tổng hợp, chứng minh, v.v
    6. Những đóng góp của đề tài
    Khái quát những vấn đề lí luận về vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng cho tỉnh Cao Bằng.
    Đề xuất các giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng cho tỉnh Cao Bằng.
    7. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương, 13 tiết.
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, đến nay vẫn là một trong 5 tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Toàn tỉnh có 5/13 huyện, thị thuộc danh sách 62 huyện nghèo của cả nước. Tỉ lệ nghèo hiện nay của tỉnh là 23,96%. Hoạt động kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, năng suất thấp. Thu ngân sách hằng năm mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu chi, số còn lại do NSTƯ trợ cấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh còn nhiều yếu kém. Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng nói riêng và ĐTPT nói chung là rất lớn. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư hằng năm vừa thiếu về số lượng, vừa giải ngân thường chậm và không đạt theo kế hoạch đã duyệt.
    Tình hình đó đang đặt ra cho địa phương cần phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa khả năng vốn đầu tư và nhu cầu đầu tư, giữa nhu cầu vốn và điều kiện thu hút vốn, đồng thời cần phải lựa chọn giải pháp, bước đi phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương. Cao Bằng muốn thúc đẩy tăng trưởng, một mặt cần tích cực XĐGN, nâng cao đời sống nhân dân, mặt khác cần cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư khai thác tiềm năng của tỉnh. Để làm được việc đó cần phải bố trí vốn ĐTPT từ NSNN với quy mô, liều lượng đáng kể cho những công trình trọng điểm nhằm hỗ trợ đầu tư của xã hội và kích thích kinh tế phát triển.
    Thực tiễn trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, Cao Bằng đã được bố trí vốn đầu tư từ nguồn NSTƯ với số vốn tăng khá mạnh qua các năm. Đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn ĐTPT cũng như trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, nhờ đó tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 10% trong nhiều năm trở lại đây.
    Vốn ĐTPT từ NSNN chủ yếu đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình, mục tiêu lớn của quốc gia, trong đó có mục tiêu XĐGN và các mục tiêu đầu tư khác. Như vậy, đây thực sự là một nguồn lực không thể thiếu và có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế của một tỉnh miền núi như Cao Bằng.
    Mặc dù nguồn lực cho ĐTPT từ NSNN còn hạn chế nhưng việc sử dụng vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả mong muốn, biểu hiện rõ nhất là vốn ĐTPT từ NSNN hằng năm vẫn tồn đọng, suất đầu tư cho tăng trưởng vẫn ở mức cao. Có khá nhiều nguyên nhân của tình hình trên, nhưng chủ yếu vẫn là do công tác quản lí vốn ĐTPT từ NSNN còn yếu kém.
    Như vậy, vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay của Cao Bằng không chỉ là làm sao có được nhiều vốn để đầu tư cho tăng trưởng, mà quan trọng hơn đó là phải có những giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN để nguồn lực vốn này được sử dụng có hiệu quả nhất, qua đó tạo ra sức hút vốn đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả của kinh tế tỉnh Cao Bằng.
    Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Quản lí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Liên quan đến nghiên cứu về tình hình quản lí, huy động hay sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn ĐTPT từ NSNN nói riêng đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu với phạm vi, địa bàn nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, cụ thể như:
    - Đinh Văn Phượng (2000),“Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Phạm Thị Khanh (2004), “Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Hiến: “Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong tiến trình CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng, số 10-2003, tr. 58-62.
    - Lê Đăng Quang (2007), “Vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    - Viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế chính trị thế giới, Nguyễn Hồng Sơn: Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
    - Trần Xuân Kiên (2005): Một số giải pháp tạo vốn trong kinh doanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Lai (1996): Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam. Luận án TS Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Nguyễn Thái Hà (2006), "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
    - Dương Cao Sơn (2008), "Hoàn thiện công tác quản lí chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
    - Lê Xuân Kinh (1999), "Tăng cường quản lí vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Tỉnh Nghệ An", Luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Tuy nhiên, một nghiên cứu riêng về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng như đề tài mà tác giả lựa chọn thì hiện nay chưa có đề tài nào trùng lặp.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích của luận văn: trên cơ sở nhận thức lí luận về quản lí vốn ĐTPT từ NSNN, qua phân tích đánh giá thực trạng quản lí vốn ĐTPT từ NSNN, luận văn đề xuất các giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần vốn này.
    Nhiệm vụ của luận văn:
    - Hệ thống hoá cơ sở lí luận về vốn ĐTPT từ NSNN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra các vấn đề và nguyên nhân tồn tại trong quản lí vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Cao Bằng.
    - Đề xuất hệ thống giải pháp đối với vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng ở tỉnh Cao Bằng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: là quá trình quản lí vốn ĐTPT từ NSNN.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: trên địa bàn Cao Bằng.
    - Thời gian: thực trạng giai đoạn 2006-2010, giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp hệ thống hoá: áp dụng chủ yếu trong phần nội dung cơ sở lí luận của đề tài, phần hệ thống hoá chính sách, cơ chế quản lí vốn đầu tư
    Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: áp dụng trong quá trình thu thập số liệu và phân tích thực trạng sử dụng vốn.
    Phương pháp sơ đồ hoá: luận văn sẽ sơ đồ hoá một số chu trình, quy trình.
    Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: áp dụng trong quá trình thu thập khai thác, thu thập thông tin, số liệu.
    Ngoài ra, đề tài còn sử dụng tổng hợp các phương pháp khác: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, lô gíc, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tổng hợp, chứng minh, v.v
    6. Những đóng góp của đề tài
    Khái quát những vấn đề lí luận về vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng cho tỉnh Cao Bằng.
    Đề xuất các giải pháp về quản lí đối với vốn ĐTPT từ NSNN áp dụng cho tỉnh Cao Bằng.
    7. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương, 13 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...