Thạc Sĩ Quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh C

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau​
    Information
    MS:LVQLGD013
    SỐ TRANG: 154
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Vấn đề chất lượng và hiệu quả trong giáo dục và đào tạo đã và đang là mối
    quan tâm của toàn xã hội, nhất là nước ta đang trong tiến trình hội nhập toàn diện
    vào nền kinh tế thế giới mà trong đó nổi lên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và
    khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, trong đó có giáo dục
    & đào tạo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo là một nhu cầu bức thiết
    cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói riêng và cho cả hệ thống giáo dục quốc dân
    nói chung. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ phải mở cửa thị trường và nếu nhìn
    nhận ở góc độ phát triển thì việc gia nhập này sẽ giúp Việt Nam phát huy tiềm năng
    và thúc đẩy sức mạnh nguồn trí thức nội tại để có thể sánh vai ngang bằng với các
    nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để sự nghiệp giáo dục thực sự là
    quốc sách hàng đầu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có một nhiệm
    vụ bức thiết đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và các nhà quản lí giáo
    dục Việt Nam nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo
    dục. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý là phải
    nâng cao chất lượng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo
    viên.
    Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa cao cả
    đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp
    và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển
    bền vững [28, tr. 270]
    Nói về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong bối cảnh giáo dục đi vào
    thế kỷ XXI, Tiến sĩ Raja Roy Singh - nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia
    giáo dục nhiều năm ở UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có một lời
    bình khá ấn tượng: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và
    đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục .”; [28, tr. 270] . Từ lời bình này cho
    thấy giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, là người chịu
    trách nhiệm và quyết định đến chất lượng giáo dục của cấp học. Dù ở bất cứ cấp
    học nào thì vai trò của giáo viên vẫn trong tư thế chủ đạo. Đặc biệt là cấp học đầu
    tiên trong hệ thống giáo dục. Giáo dục tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc
    dân và là nền tảng đầu tiên rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
    cách cho con người. Vì vậy, chất lượng giảng dạy ở cấp tiểu học là nền tảng cho
    chất lượng giảng dạy ở cấp Trung học cơ sở và trung học phổ thông và đại học.
    Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu
    học là công tác chủ đạo, song cũng rất khó khăn của người hiệu trưởng. Vì chất
    lượng giáo dục có được nâng lên tiến tới mục tiêu được hay không thì việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên phải được tổ chức, quản lý, chỉ đạo chặt chẽ và
    khoa học ở ngay từ các trường tiểu học. Đồng thời công việc này không chỉ thực
    hiện trong một giai đoạn nhất định, một thời điểm nhất định mà phải tiến hành thực
    hiện trong suốt quá trình giáo dục. Vì chất lượng giáo dục không phải là cái bất biến
    mà luôn có sự thay đổi biến động liên tục. Vì vậy, quản lý việc đánh giá chất lượng
    giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học là việc làm cần thiết và phải được tiến
    hành một cách thường xuyên liên tục.
    Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
    từng bước phát triển mạnh về số lượng, chất lượng nhưng cũng còn những bất cập
    về cơ cấu, trình độ, tuổi tác nên ít nhiều ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn,
    nghiệp vụ giảng dạy. Công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo
    viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả đáng
    kể, song nhìn chung chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
    cầu của chương trình tiểu học mới hiện nay [57,tr. 12]
    Qua tham khảo các chuyên đề, đề tài về quản lý trường tiểu học, chúng tôi
    nhận thấy đề tài: “Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các
    trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” chưa có ai nghiên cứu, đặc biệt
    trong tình hình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Mặt khác, chúng tôi đã có thời
    gian trực tiếp chỉ đạo việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường
    tiểu học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh
    Cà Mau” nhằm đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở
    địa phương.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà
    Mau, phân tích nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng
    cường công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các
    trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các
    trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

    3.2 Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng về công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo
    viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

    4. Giả thuyết khoa học

    Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của
    giáo viên ở các trường tiểu học và xác định được các biện pháp quản lí việc đánh
    giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học có tính khoa học, khả
    thi, có kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình phát triển giáo dục của huyện Phú
    Tân và được tổ chức thực thi đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
    của giáo viên các trường tiểu học ở huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc đánh giá chất
    lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học.

    5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của
    giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, tìm ra những
    nguyên nhân của thực trạng đó.

    5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú
    Tân, tỉnh Cà Mau.

    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    Do hạn chế về thời gian và qui mô của một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập
    trung vào vấn đề nghiên cứu thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy
    của giáo viên ở 12 trường tiểu học tiêu biểu trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà
    Mau.

    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

    7.1. Ý nghĩa lý luận

    Kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn
    cho việc xây dựng các biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của
    giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

    7.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục ở huyện Phú Tân,
    tỉnh Cà Mau thấy được thực trạng quản lí việc đánh giá chất lượng của giáo viên ở
    các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau để từ đó đưa ra các chủ trương,
    giải pháp phù hợp.

    8. Các phương pháp nghiên cứu

    8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

    Tham khảo sách, báo, tài liệu, các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các văn bản của Bộ, Sở,
    Phòng Giáo dục & Đào tạo có liên quan đến đề tài

    8.2.1. Phương pháp trao đổi - phỏng vấn :

    Nhằm thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí của trường, Phòng Giáo dục & Đào tạo
    và một số giáo viên để làm rõ thực trạng công tác quản lí việc đánh giá chất lượng
    giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học.

    8.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu : nhằm thu thập thông tin qua
    phiếu hỏi ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí và phiếu hỏi ý kiến giáo viên.
    * Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu
    Bộ công cụ điều tra gồm 3 mẫu :
    - Mẫu 1 : Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lí trường học ( 57 phiếu phát
    ra, tỷ lệ phản hồi là 100%).
    - Mẫu 2 : Phiếu điều tra dành cho các giáo viên ( 236 phiếu phát ra, tỷ lệ
    phản hồi là 100%).
    - Mẫu 3 : Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lí Phòng Giáo dục & Đào tạo
    ( 08 phiếu phát ra, tỷ lệ phản hồi là 100%).
    Các phiếu điều tra tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lí việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà
    Mau.
    Xây dựng bộ câu hỏi trao đổi, phỏng vấn Ban giám hiệu, các giáo viên tiểu
    học, cán bộ quản lí Phòng Giáo dục & Đào tạo, nội dung của bộ câu hỏi xoay quanh
    quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. Lập
    kế hoạch tham quan các trường học để quan sát các tài liệu, văn bản, phương tiện,
    thiết bị . phục vụ cho việc quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy ở các
    trường tiểu học nhằm nắm rõ hơn các vấn đề cần điều tra.
    * Chọn mẫu nghiên cứu :
    Chọn 12 trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
    + Bốn trường tiểu học xếp loại tốt :
     Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 1
     Trường tiểu học Phú Tân
     Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 2
     Trường tiểu học Việt Khái 1
    + Bốn trường tiểu học xếp loại khá :
     Trường tiểu học Tân Hưng Tây B
     Trường tiểu học Việt Thắng 1
     Trường tiểu học Việt Khái 2
     Trường tiểu học Tân Nghiệp A
    + Bốn trường tiểu học xếp loại trung bình :
     Trường tiểu học Phú Hiệp.
     Trường tiểu học Việt Thắng 2
     Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 3
     Trường tiểu học Phú Mỹ 2
    * Tổ chức nghiên cứu :
    - Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến.
    - Khảo sát thực trạng các trường tiểu học thông qua nghiên cứu các hoạt
    động quản lí, các tài liệu, các văn bản có liên quan của trường.
    - Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng, giáo viên các
    trường tiểu học, cán bộ quản lí của Phòng Giáo dục & Đào tạo.
    - Khảo sát thực trạng qua quan sát một số hoạt động của hiệu trưởng.
    - Khảo sát thực trạng qua quan sát các phòng học, phòng thiết bị, phòng thư
    viện và một số phòng chức năng khác của trường tiểu học.

    8.3. Phương pháp quan sát :

    nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát các
    hoạt động quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường
    tiểu học.

    8.4. Phương pháp thống kê toán học :

    - Phương pháp thống kê toán học : xử lí kết quả điều tra khảo sát nhằm đánh
    giá thực trạng về định hướng nâng cao hiệu quả của công tác quản lí việc đánh giá
    chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học.
    - Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học:
    Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dùng phương pháp thống kê toán
    học để tính:
     Độ trung bình: X (Mean)
     Tính tỷ lệ %
     Các câu hỏi về các nội dung, quy trình, điều kiện đánh giá chất lượng
    giảng dạy của giáo viên theo thang điểm từ 1 đến 2 (1: chưa tốt, 2: tốt).
    Sau đó tính giá trị trung bình X của các mức độ trên để đánh giá.
     Đồng thời qua tỷ lệ % theo các nhóm đánh giá để so sánh việc đánh giá
    của từng nhóm về các nội dung và có nhận định tổng quát về thực trạng
    quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên hoặc các biện
    pháp do đề tài đề xuất.
    - Viết văn bản của kết quả nghiên cứu : dựa trên các thông tin thu thập được
    qua các hồ sơ sổ sách, việc xử lí phiếu thăm dò ý kiến, các thông tin về trao đổi -
    phỏng vấn, quan sát.

    9. Cấu trúc luận văn

    MỞ ĐẦU
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của
    giáo viên ở các trường tiểu học
    Chương 2. Thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo
    viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
    Chương 3. Một số biện pháp đổi mới quản lý việc đánh giá chất lượng giảng
    dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà
    Mau

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...