Thạc Sĩ Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013

    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 6
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước 9
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 13
    1.2.1. Công nghệ thông tin 13
    1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 14
    1.2.3. Quản lí chuyên môn 16
    1.2.4. Trung tâm giáo dục thường xuyên 17
    1.2.5. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 20
    1.3. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học 20
    1.3.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học 20
    1.3.2. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học 23
    1.3.3. Ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập 26
    1.3.4. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng 29
    1.4. Nội dung quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học 29
    1.4.1. Quản lí việc ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học 30
    1.4.2. Quản lí ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học (hỗ trợ phương pháp và kĩ năng dạy học của GV) 31
    1.4.3. Quản lí việc ứng dụng CNTT để hỗ trợ và khuyến khích học tập 33
    1.4.4. Quản lí việc ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng 37
    1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX 38
    1.5.1. Hiệu lực quản lí chuyên môn tại trung tâm GDTX 38
    1.5.2. Trình độ chuyên môn và CNTT của GV, nhà quản lí 40
    1.5.3. Hạ tầng kĩ thuật CNTT tại trung tâm GDTX 41
    1.5.4. Môi trường quản lí chuyên môn ở trung tâm GDTX 41
    1.5.5. Đặc điểm nhận thức của học viên và trình độ tin học của học viên 41
    Kết luận chương 1 42
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 44
    2.1. Tình hình phát triển trung tâm GDTX tại Hà Nội 44
    2.1.1. Qui mô và thành tựu 44
    2.1.2. Đặc điểm quản lí chuyên môn ở trung tâm GDTX 49
    2.1.3. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để ứng dụng CNTT trong DH ở các trung tâm GDTX 51
    2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trung tâm GDTX của Hà Nội 52
    2.2.1. Ứng dụng CNTT để thiết kế kế hoạch dạy học 56
    2.2.2. Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học 58
    2.2.3. Ứng dụng CNTT trong quản lí để hỗ trợ và khuyến khích học tập 60
    2.2.4. Ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng 64
    2.3. Thực trạng quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trung tâm GDTX của Hà Nội 67
    2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 67
    2.3.2. Chọn mẫu 68
    2.3.3. Kết quả khảo sát 68
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên 80
    2.4.1.Thuận lợi 80
    2.4.2. Khó khăn trong việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH 81
    2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí ứng dụng CNTT trong DH 82
    Kết luận chương 2 84
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 86
    3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 86
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 86
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 86
    3.1.3. Nguyên tắc chuyên môn hóa 86
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 87
    3.2. Các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX 87
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV 87
    3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy học 90
    3.2.3. Xây dựng hệ thống máy tính và mạng Internet thuận lợi để phục vụ dạy học 94
    3.2.4. Chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT 98
    3.2.5. Quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT 104
    3.2.6. Giám đốc ra quy định bằng văn bản từ khích lệ đến bắt buộc với mục đích làm cho GV ứng dụng CNTT vào dạy học 107
    3.2.7. Giám sát, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX 109
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 112
    3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 114
    3.4.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 114
    3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 116
    3.4.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX 119
    3.5. Thực nghiệm một số biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm GDTX 120
    3.5.1. Mục đích thực nghiệm 120
    3.5.2. Nội dung thực nghiệm 121
    3.5.3. Chọn mẫu và địa bàn thực nghiệm 121
    3.5.4. Tổ chức thực nghiệm tác động (vòng 1) 122
    3.5.5. Tổ chức thực nghiệm tác động mở rộng (vòng 2) 132
    Kết luận chương 3 136
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 140
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài
    Ngày nay cùng với sự bùng nổ của CNTT, lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh như vũ bão. Chúng ta đã và đang bước vào kỷ nguyên của CNTT cùng với nền kinh tế tri thức, trong xu thế toàn cầu hoá. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi con ngư ời phải có nhiều kỹ năng và thái độ tích cực để tiếp nhận và làm chủ tri thức, làm chủ thông tin một cách sáng tạo. Đổi mới giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc cho giáo dục thế giới cũng như ở Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, công nghệ hóa.
    Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quyết sách mang tầm vĩ mô, đó là tập trung đầu tư cho giáo dục. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [25].
    Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với quá trình DH, Đảng ta đã đưa ra Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ( Khoá VIII ) đó là: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến l ược phát triển kinh tế - xã hội, là ph ương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các n ước đi tr ước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển” [1]. Đồng thời trong chỉ thị còn khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo” [1]. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cư ờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 -2005 có nêu: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến ngư ời học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy học” [6]. Chỉ thị còn tiếp tục nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD-ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” [6].
    Đặc biệt hơn cả là việc ứng dụng CNTT vào DH bước đầu đã đem lại hiệu quả cho nên năm học 2008- 2009, Bộ GD-ĐT đã lấy tên là: "Năm học ứng dụng CNTT". Trong chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (E-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet” [7].
    Chúng ta nhận thấy, ứng dụng CNTT vào DH là xu thế tất yếu. Ngày nay CNTT có thể được triển khai ứng dụng cho mọi cấp học, đặc biệt đối với giáo dục thường xuyên (GDTX). Hệ thống GDTX có linh hoạt hơn về thời gian, độ tuổi, HV có thể vừa học vừa làm, học từ xa có hướng dẫn. GDTX có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Mục tiêu của các trung tâm GDTX nhằm xóa mù chữ, giúp HV hoàn thiện học vấn phổ thông và có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn nghề nghiệp. Thậm chí HV sẽ tiếp tục lựa chọn học nghề hoặc học lên các cấp cao hơn. Để đạt được mục tiêu đề ra, các trung tâm GDTX cần phải quan tâm đến đội ngũ CBQL, GV. Bởi đội ngũ CBQL và đội ngũ GV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo. Trong chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng ” [2]. Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước tiên cần phải quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, chương trình, phương pháp giảng dạy và đặc biệt là công tác quản lí giáo dục ở các cở sở giáo dục hiện nay.
    Đội ngũ CBQL cần phải làm tốt công tác quản lí ứng dụng CNTT để phục vụ quá trình DH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm GDTX.
    Những năm gần đây, đội ngũ CBQL tại các trung tâm GDTX đã có nhiều cố gắng trong việc quản lí ứng dụng CNTT vào DH. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao vì một số nguyên nhân như:
    Do nhận thức và trình độ về CNTT của GV còn nhiều hạn chế. Đặc biệt công tác quản lí của giám đốc trung tâm còn nhiều bất cập; do điều kiện ứng dụng CNTT trong DH tại các trung tâm không đồng nhất về CSVC, TBDH, do vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội .
    Một nguyên nhân nữa đó là do tư duy của giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa đổi mới, thậm chí ngại tiếp cận với CNTT nên họ chưa tập trung đầu tư thời gian, công sức để ứng dụng CNTT vào DH.
    Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp quản lí việc ứng dụng CNTT vào DH tại các trung tâm GDTX như một nhiệm vụ quản lí chuyên môn tại cơ sở giáo dục.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1.Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại các trung tâm GDTX
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong DH nhằm góp phần nâng cao chất lượng DH tại các trung tâm GDTX
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lí ứng dụng CNTT vào DH tại các trung tâm GDTX trên địa bàn Hà Nội.

     
Đang tải...