Tiến Sĩ Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt viii
    Danh mục các bảng ix
    Danh mục các sơ đồ xi
    Mở đầu 1
    Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 8
    1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 12
    1.2. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 21
    1.2.1. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông 21
    1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 25
    1.2.3. Thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 27
    1.3. Quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 28
    1.3.1. Khái niệm quản lí thực tập sư phạm 28
    1.3.2. Lập kế hoạch thực tập sư phạm 29
    1.3.3. Tổ chức thực tập sư phạm 35
    1.3.4. Lãnh đạo thực tập sư phạm 40
    1.3.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm 44
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 50
    1.4.1. Các yếu tố chủ quan 50
    1.4.2. Các yếu tố khách quan 52
    Kết luận chương 1 54
    Chương 2 Cơ sở thực tiễn của quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 56
    2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lí thực tập sư phạm 56
    2.1.1. Nội dung khảo sát thực trạng quản lí thực tập sư phạm 56
    2.1.2. Xây dựng công cụ điều tra, khảo sát thực trạng 56
    2.1.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát 57
    2.1.4. Mẫu điều tra, khảo sát 61
    2.2. Thực trạng thực tập sư phạm 63
    2.2.1. Nhận thức về vai trò thực tập sư phạm 63
    2.2.2. Mục tiêu thực tập sư phạm 64
    2.2.3. Thực hiện các nội dung thực tập sư phạm 66
    2.2.4. Phương thức tổ chức thực tập sư phạm 69
    2.2.5. Kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm 71
    2.2.6. Mức độ thực hiện các khâu thực tập sư phạm cuối khóa 74
    2.2.7. Thực tập sư phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên theo Chuẩn 77
    2.2.8. Thuận lợi, khó khăn trong thực tập sư phạm 79
    2.3. Thực trạng quản lí thực tập sư phạm 81
    2.3.1. Lập kế hoạch thực tập sư phạm 81
    2.3.2. Tổ chức thực tập sư phạm 85
    2.3.3. Lãnh đạo thực tập sư phạm 87
    2.3.4. Kiểm tra, đánh giá thực tập sư phạm 89
    2.3.5. Thành công, hạn chế trong quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 92
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 94
    2.4.1. Các yếu tố chủ quan 94
    2.4.2. Các yếu tố khách quan 97
    Kết luận chương 2 99
    Chương 3 Các giải pháp quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 101
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 101
    3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu 101
    3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn 101
    3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống 101
    3.1.4. Bảo đảm tính khả thi 101
    3.2. Các giải pháp quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 102
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, GV các trường SP, các sở GD - ĐT và các trường PT về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với TTSP nói chung, TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH nói riêng 102
    3.2.2. Chỉ đạo thiết lập mục tiêu thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 104
    3.2.3. Chỉ đạo xây dựng nội dung thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 106
    3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong thực tập sư phạm 109
    3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương thức tổ chức thực tập sư phạm từ phương thức tập trung sang phương thức không tập trung 118
    3.2.6. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ một số biện pháp khác, tạo thuận lợi cho quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 122
    3.2.7. Quan hệ giữa các giải pháp quản lí thực tập sư phạm theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 124
    3.3. Sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 125
    3.3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 125
    3.3.2. Sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 126
    3.3.3. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 129
    3.4. Thực nghiệm sư phạm 131
    3.4.1. Mục đích thực nghiệm 131
    3.4.2. Vấn đề thực nghiệm 131
    3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm 132
    3.4.4. Mẫu thực nghiệm 133
    3.4.5. Cách thức thực nghiệm 135
    3.4.6. Tài liệu thực nghiệm và các điều kiện đảm bảo quá trình thực nghiệm 136
    3.4.7. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm 136
    3.4.8. Kết quả thực nghiệm 137
    Kết luận chương 3 147
    Kết luận và kiến nghị 148
    1. Kết luận 148
    2. Kiến nghị 149
    2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo 149
    2.2. Đối với sở giáo dục - đào tạo các tỉnh, thành 149
    2.3. Đối với các trường sư phạm 150
    2.4. Đối với các trường trung học phổ thông 150
    Các công trình đã công bố của tác giả 151
    Danh mục tài liệu tham khảo 152
    Phụ lục 163
    Phụ lục 1. Kế hoạch, phương pháp thực hiện các nội dung thực tập sư phạm 163
    Phụ lục 2. Nội dung và kết quả khảo sát thực trạng thực tập sư phạm cuối khóa 171
    Phụ lục 3. Nội dung và kết quả khảo sát thực trạng quản lí thực tập sư phạm cuối khóa 176
    Phụ lục 4. Sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến quản lí thực tập sư phạm theo định hướng chuẩn nghề nghiệp 180
    Phụ lục 5. Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy bậc trung học 189
    Phụ lục 6. Bảng đánh giá năng lực soạn giáo án 190
    Phụ lục 7. Bảng đánh giá năng lực lên lớp 193
    Phụ lục 8. Bảng đánh giá năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 196
    Phụ lục 9. Bảng đánh giá các năng lực dạy học khác 198
    Phụ lục 10. Bảng đánh giá năng lực: xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều khiển tiết sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 203
    Phụ lục 11. Bảng đánh giá các năng lực giáo dục khác 206
    Phụ lục 12. Phiếu kết quả thực tập sư phạm 2 (thực nghiệm) 211
    Phụ lục 13. Phiếu đánh giá tiết dạy của sinh viên 212
    Phụ lục 14. Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm lớp và công tác giáo dục khác 214
    Phụ lục 15. Phiếu kết quả thực tập sư phạm 2 215
    Phụ lục 16. Phiếu khảo sát sinh viên sau thực tập sư phạm 216
    Phụ lục 17. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu 218

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

    1.1. Thực tập sư phạm (TTSP) là các học phần thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo giáo viên (ĐTGV) của các trường/khoa sư phạm (sau đây gọi chung là các trường sư phạm - trường SP). TTSP có vai trò: góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục gắn lí thuyết với thực hành, lí luận với thực tiễn trong quá trình ĐTGV; hình thành, phát triển tri thức, kĩ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng yêu nghề cho sinh viên (SV); đồng thời giúp các trường SP tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của mình. TTSP trong chương trình ĐTGV trung học phổ thông (THPT), giúp SV chuẩn bị và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên (GV), sẵn sàng thích ứng với lao động nghề nghiệp, với vai trò hoạt động của người GV THPT. Vị trí và vai trò ấy làm cho TTSP có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng trong quá trình ĐTGV.
    Tuy quan trọng, nhưng TTSP trong các trường SP đào tạo giáo viên THPT ở nước ta trong thời gian qua có nhiều hạn chế, bất cập. Mục tiêu không được cập nhật, thiếu toàn diện, không phù hợp với yêu cầu mới trong ĐTGV; Nội dung (ND) chưa hoàn thiện, còn chủ quan, phiến diện, chậm đổi mới; Phương thức tổ chức cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thụ động và phụ thuộc vào phổ thông (PT), thời gian thực tập ít, thực hiện cấp tập tại các trường PT, không đáp ứng được xu thế coi trọng thực hành, thực tập, lấy trường PT làm nơi làm việc, học tập và rèn luyện của SV; Kiểm tra, đánh giá trong TTSP còn chủ quan, chung chung, định tính, độ tin cậy thấp, không theo kịp sự phát triển của lí luận cũng như thực tiễn về kiểm tra, đánh giá, tỉ lệ SV có kết quả TTSP xuất sắc, giỏi cao, không phản ánh đúng thực chất phẩm chất, trình độ, năng lực của SV
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, yếu kém nói trên trong TTSP, trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là quản lí TTSP. Quản lí TTSP là quản lí một hoạt động đào tạo có tính đặc thù trong các trường SP. Từ lâu, quản lí TTSP trong các trường SP tuy được thực hiện bài bản, nề nếp; nhưng cứng nhắc, thiếu sáng tạo và chậm đổi mới. Quy chế TTSP do Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) [11] ban hành dùng chung cho các trường SP trong cả nước đã lỗi thời, lạc hậu. Quản lí TTSP hiện nay chủ yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của mỗi trường, không có sự thống nhất, đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lí, khó đảm bảo chất lượng, không theo kịp sự phát triển của khoa học quản lí và thực tiễn.
    1.2. Hiện nay, trên thế giới một trong những xu thế quản lí là quản lí dựa vào chuẩn. Đối với giáo dục, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong giáo dục đạt được chuẩn cần thiết.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ nhiệm vụ của ngành GD&ĐT trong những năm trước mắt “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt” [43, tr 130-131].
    Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động TTSP cần được quản lí theo định hướng chuẩn đầu ra. Hiện nay, các trường SP đã công bố chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan, chủ quan, chuẩn đầu ra do các trường xây dựng chưa thực sự khoa học, chưa thật đáng tin cậy; trong khi Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (GVTrH) do Bộ GD&ĐT ban hành (sau đây gọi là Chuẩn) [20] được xem là cơ sở định hướng tin cậy, vì nó là công trình của một tập thể tác giả là các nhà khoa học trình độ cao, được nghiên cứu và thẩm định theo một quy trình khoa học. Do đó, lựa chọn Chuẩn nghề nghiệp GVTrH (chuẩn hành nghề) đã được Bộ GD&ĐT ban hành làm định hướng cho đổi mới quản lí TTSP là cần thiết và hợp lí.
    Chuẩn nghề nghiệp GVTrH là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với GV trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Mục đích của Chuẩn không chỉ dùng để đánh giá GV, mà còn là văn bản định hướng cho xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của các trường SP. Do vậy, xây dựng, phát triển chương trình ĐTGV nói chung, chương trình đào tạo NVSP, TTSP nói riêng phải hướng theo các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định trong Chuẩn, để phù hợp, đáp ứng yêu cầu của Chuẩn. Vì vậy, quản lí đào tạo của các trường SP và đặc biệt là quản lí TTSP - hoạt động đặc thù, đậm nét nghề nghiệp GV phải được thực hiện theo định hướng của Chuẩn, tiếp cận, tiệm cận Chuẩn, nhằm đạt trình độ chuẩn được đào tạo, phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GVTrH, đáp ứng yêu cầu mới về chuẩn của giáo dục phổ thông, là việc làm cụ thể, thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng.
    1.3. Với vị trí và vai trò quan trọng của mình, đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) nói chung, TTSP và quản lí TTSP nói riêng đã trở thành chủ đề cho nhiều hội thảo khoa học mang tầm cỡ quốc gia: hội thảo khoa học Giáo dục NVSP trong quy trình đào tạo mới (Trường Đại học Vinh, 1991); hội thảo khoa học TTSP tập trung, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Bộ GD&ĐT, 1993); hội thảo khoa học Công tác TTSP của các trường sư phạm (ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2008); hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường ĐHSP (Trường ĐHSP Hà Nội, 2010); hội thảo khoa học Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo học chế tín chỉ (ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2011) .
    Các hội thảo đã thu hút hàng trăm nhà khoa học, giảng viên và cán bộ quản lí (CBQL) của các trường SP trên cả nước với hàng trăm bài viết, tham luận khoa học. Bên cạnh đó có khá nhiều bài báo khoa học về TTSP, quản lí TTSP đăng tải hàng năm trên các tạp chí khoa học chuyên ngành; đồng thời cũng có một số cuốn sách, tài liệu viết chuyên sâu về TTSP. Các tác giả đã có nhiều ý kiến, nhận định xác đáng về một số khía cạnh của quản lí TTSP, như các vấn đề về mục tiêu, nội dung TTSP, phương thức tổ chức thực tập, lãnh đạo/chỉ đạo thực tập, kiểm tra, đánh giá TTSP. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về quản lí TTSP trong đào tạo GV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
    Vì những lí do trên, đề tài: “Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT của các trường SP.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí TTSP trong đào tạo GV THPT hiện nay, đề xuất các giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV THPT ở Việt Nam.
    3. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lí TTSP trong ĐTGV THPT ở các cơ sở ĐTGV.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH trong ĐTGV THPT.
    5. Giả thuyết nghiên cứu
    Quản lí TTSP trong ĐTGV THPT là một hoạt động quản lí đào tạo quan trọng trong các trường SP, được thực hiện ổn định, nề nếp từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, quản lí TTSP hiện nay có nhiều hạn chế, bất cập, chậm đổi mới (về quản lí mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh giá), không theo kịp sự phát triển của lí luận quản lí giáo dục và đòi hỏi của thực tiễn.
    Đề xuất được nội dung và giải pháp quản lí TTSP theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH khả thi, sẽ giúp các cơ sở ĐTGV THPT đổi mới quản lí TTSP theo xu thế chuẩn hóa, góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về TTSP và quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng của Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
    6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lí TTSP trong ĐTGV THPT hiện nay.
    6.3. Đề xuất các giải pháp quản lí TTSP trong ĐTGV THPT theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp GVTrH.
    6.4. Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp trong các giải pháp đề xuất.
    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lí của hiệu trưởng trường SP đối với hoạt động TTSP cuối khóa trong ĐTGV THPT.
    7.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu ở một số trường có đào tạo GV THPT trong nước: Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Sài Gòn, Trường ĐHSP thành phố HCM, Trường ĐHSP - Đại học Huế, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Hải Phòng, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên. Thực nghiệm thực hiện tại Trường Đại học Sài Gòn.
     
Đang tải...