Chuyên Đề Quản lí qui hoạch và xây dựng Đô thị

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    6.1. Khái niệm cơ bản

    6.1.1. Quản lí đô thị

    1. Quản lí đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.

    Quản lí đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh; quy hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính, môi trường đô thị an ninh, trật tự xã hội

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lí đô thị là

    a/ Xây dựng môi trường vật thể đô thị, gồm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, cảnh quan đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật;

    b/ Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ cho các yêu cầu tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội và cân bằng sinh thái đô thị;

    c/ Bảo đảm cho các thị trường đô thị (nhà, đất, vốn, lao động ) hoạt động hữu hiệu;

    d/ Bảo vệ môi trường đô thị , an ninh, trật tự xã hội.

    3. Trong quản lí đô thị, chính quyền các cấp tuỳ theo quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ được giao thường áp dụng các phương tiện như

    Cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích cộng đồng; ngăn cấm và xử phạt các hành vi hoặc nguy cơ làm mất cân bằng giữa khả năng cung - cầu và tăng trưởng đô thị; khuyến khích các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng và tạo ra sự tăng trưởng đô thị; thông tin nắm vững tình hình phát triển đô thị để đề ra những quyết định đúng đắn trong quản lí và phát triển đô thị.

    4. Ngoài ra, để tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, chính quyền Nhà nước còn áp dụng đồng bộ những biện pháp như

    Xã hội hoá việc cung cấp phục vụ lợi ích công cộng, phân phối lưu thông; trả tiền khi sử dụng các dịch vụ hạ tầng công cộng, đất đai, nhà xưởng , huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án BOT, BR vv , tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào các chương trình phát triển đô thị.

    6.1.2. Quản lí Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị

    1. Quản lí quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của công tác quản lí đô thị

    Trong Điều lệ quản lí quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày
    17/8/1994 của Chính phủ đã xác định nội dung quản lí Nhà nước về quy hoạch đô thị gồm:

    a/ Ban hành các quy định về quản lí quy hoạch xây dựng đô thị;

    b/ Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;


    c/ Quản lí việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt;

    d/ Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị;

    Quản lí việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị;

    g/ Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lí vi phạm những quy định về quản lí đô thị.

    2. Nội dung quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị trong thực tế được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

    a/ Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị;

    b/ Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị;

    c/ Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật;

    d/ Thanh tra, kiểm tra và quản lí trật tự xây dựng đô thị;

    e/ Tổ chức quản lí Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị.

    6.2. Định hướng công tác quản lí quy hoạch và xây dựng đô thị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...