Tiến Sĩ Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 4
    6. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể . 4
    7. Luận điểm bảo vệ 6
    8. Đóng góp mới của luận án . 7
    9. Bố cục của luận án . 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM
    HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP . 8
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu về học tập suốt đời và xã hội học tập 8
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển trung tâm HTCĐ 11
    1.2. Các khái niệm cơ bản . 15
    1.2.1. Học tập suốt đời và xã hội học tập 15
    1.2.2. Giáo dục cộng đồng và trung tâm học tập cộng đồng 20
    1.2.3. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng 21
    1.2.4. Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng 23
    1.3. Trung tâm học tập cộng đồng với việc xây dựng xã hội học tập . 26
    1.3.1. Xã hội học tập - đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế tri thức . 26
    1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của xã hội học tập . 28
    1.3.3. Trung tâm học tập cộng đồng - góp phần xây dựng xã hội học tập
    và phát triển kinh tế - xã hội 30
    1.4. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập . 35
    1.4.1. Mục tiêu, nguyên lý và tiến trình phát triển trung tâm học tập cộng đồng . 35
    1.4.2. Phương thức quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng . 37
    1.4.3. Nội dung quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng
    xã hội học tập 39


    1.5. Khung tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng
    theo định hướng xã hội học tập . 54
    1.6. Phân tích môi trường trong quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng 57
    1.6.1. Phân tích môi trường bên ngoài 57
    1.6.2. Phân tích môi trường bên trong/ nội bộ 61
    1.6.3. Các giải pháp quản lý bất trắc của yếu tố môi trường . 62
    Kết luận chương 1 . 66
    Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM
    HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP . 68
    2.1. Kinh nghiệm nước ngoài 68
    2.1.1. Khái quát xu thế phát triển trung tâm học tập cộng đồng của các nước 68
    2.1.2. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước Châu Á 69
    2.1.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn quản lý phát triển trung tâm
    học tập cộng đồng của các nước Châu Á 75
    2.2. Khái quát nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo và mạng lưới trung tâm học tập
    cộng đồng ở Thái Bình 75
    2.2.1. Nguồn nhân lực Thái Bình phân theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật . 75
    2.2.2. Khái quát hệ thống giáo dục và đào tạo ở Thái Bình . 79
    2.2.3. Mạng lưới và quy mô học tập tại trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình . 83
    2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình 87
    2.3.1. Công tác lập kế hoạch phát triển trung tâm 87
    2.3.2. Xây dựng mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm 90
    2.3.3. Phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn 92
    2.3.4. Công tác huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng 95
    2.3.5. Công tác đánh giá và củng cố sự phát triển của trung tâm 99
    2.3.6. Việc hỗ trợ và giám sát của nhà nước đối với trung tâm học tập cộng đồng . 103
    2.4. Đánh giá chung việc quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng
    theo định hướng xã hội học tập ở Thái Bình . 106
    2.4.1. Mục tiêu của đề án xây dựng xã hội học tập ở Thái Bình . 106
    2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng . 108
    2.4.3. Thành tựu và hạn chế của quản lý trung tâm học tập cộng đồng theo hướng
    xây dựng xã hội học tập . 109
    Kết luận chương 2 . 111


    Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC
    TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở THÁI BÌNH . 113
    3.1. Định hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng và nguyên tắc đề xuất
    giải pháp 113
    3.1.1. Định hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng hướng tới xã hội học tập
    ở nước ta 113
    3.1.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 117
    3.2. Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng
    theo định hướng xã hội học tập . 118
    3.3. Một số giải pháp quản lý phát triển trung tâm cộng đồng theo định hướng
    xã hội học tập . 123
    3.3.1. Lập kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm với sự tham gia rộng rãi
    của các bên có liên quan . 123
    3.3.2. Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng hai cấp . 125
    3.3.3. Tổ chức hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng hướng đến các nhóm đối tượng . 129
    3.3.4. Thu hút nguồn lực thông qua tăng cường liên kết với các đối tác 131
    3.3.5. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý phát triển cho cán bộ các trung tâm 134
    3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp đề xuất 136
    3.4.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp . 136
    3.4.2. Thử nghiệm hai giải pháp được đề xuất 138
    Kết luận chương 3 . 145
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 147
    1. Kết luận 147
    2. Khuyến nghị 149
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 164
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trung tâm học tập cộng đồng ra đời và phát triển bắt đầu ở Nhật Bản, những
    thập niên gần đây đã phát triển ở Việt Nam, Thái Lan và các nước khác. Các công
    trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến phương diện lý luận và thực tiễn
    nhằm nêu ra sự cần thiết phải tiếp tục quản lý phát triển các TTHTCĐ. Để các
    TTHTCĐ ở nước ta tiếp tục phát triển bền vững, cũng cần quan tâm nghiên cứu làm
    sâu sắc hơn về mặt lý luận như: Sứ mạng, vị trí, vai trò của TTHTCĐ trong việc xây
    dựng XHHT và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
    Khoảng 10 năm gần đây thuật ngữ XHHT thường được nhắc đến nhiều trong
    giáo dục và xã hội ở nước ta. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Xây dựng
    XHHT giai đoạn 2005 - 2010 [21]; giai đoạn 2012 - 2020 [119]. Một số tiêu chí cơ bản
    về XHHT cũng đã được đề cập, như: i) “tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người
    ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi
    nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ”; ii) “huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
    tham gia xây dựng và phát triển giáo dục”; iii) “mọi người, mọi tổ chức đều có trách
    nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng XHHT”. Dựa trên các
    tiêu chí cơ bản này về mặt lý luận cũng đang đòi hỏi phát triển thành tiêu chí cụ thể để
    có thể đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT.
    Việc xây dựng một XHHT về lý luận và thực tiễn cần dựa trên nền tảng phát
    triển đồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và
    giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm học tập cộng đồng
    nằm trong thiết chế giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên hay giáo dục
    tiếp tục). TTHTCĐ là mô hình (cơ sở) giáo dục của cộng đồng, do cộng đồng và vì



    cộng đồng. TTHTCĐ sẽ có chức năng, vai trò, vị trí quan trọng như thế nào đối với
    việc xây dựng XHHT cũng cần được hệ thống hóa và làm rõ thêm về mặt lý luận nhất
    là quản lý phát triển TTHTCĐ theo định hướng XHHT.
    Cấu trúc tổng quát của nền giáo dục trong XHHT là một hệ thống các thiết chế
    giáo dục. Những thiết chế này được chia thành hai loại hình: Loại hình giáo dục chính
    quy và loại hình giáo dục không chính quy (Formal Education and Non-formal Education). Hệ thống giáo dục không chính quy rất đa dạng về các loại hình trường
    lớp và các thiết chế có chức năng giáo dục như trường lớp bổ túc văn hoá, trung tâm
    giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật tư
    nhân, các lớp học nghề gắn với cơ sở sản xuất, các lớp dạy nghề tư nhân, nhà văn hoá,
    câu lạc bộ, bưu điện văn hoá xã v.v Trong các loại hình cơ sở giáo dục KCQ thì
    TTHTCĐ đóng vai trò nòng cốt, hạt nhân của phong trào xây dựng XHHT ở cơ sở.
    Vị trí, vai trò của các TTHTCĐ cần nhấn mạnh: Trung tâm học tập cộng đồng
    là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập
    tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phải phát
    huy được sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và
    phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.
    Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng, Nhà Nước, điều này
    được thể hiện qua Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về
    đẩy mạnh XHHGD, y tế, văn hóa, thể dục thể thao [20]. Sau 10 năm năm thực hiện
    Nghị quyết nói trên và Đề án xây dựng cả nước trở thành một XHHT của Thủ tướng
    Chính phủ, phong trào xây dựng cả nước thành XHHT và hình thành các TTHTCĐ đã
    có những bước phát triển trên bề rộng và cũng đã đến lúc cần nghiên cứu đánh giá để
    từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu.
    Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân, do
    dân và vì dân; đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người. Hội nghị TW lần
    6 khóa IX, trong phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2010 [42] đã nêu: “Phát
    triển các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của
    đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể HTSĐ, hướng
    tới XHHT”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng CSVN [37] đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ
    chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các
    nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các
    hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, tạo điều kiện để người dân được
    HTSĐ”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
    Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh mục
    tiêu của giáo dục nước ta là: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy
    tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu, phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
    XHHT”. Muốn thực hiện phương hướng trên, một trong những giải pháp hữu hiệu là thông qua các TTHTCĐ để tạo cơ hội cho người dân học tập để tự nâng cao kiến thức
    và kĩ năng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
    Việc ban hành nhiều nghị quyết, quyết định như đã nêu cho thấy vấn đề xây
    dựng XHHT ở cơ sở thông qua việc mở rộng và phát triển các TTHTCĐ là một chủ
    trương mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước. Việc mở rộng và quản lý phát triển
    các TTHTCĐ nói trên đã đặt ra cho chính quyền các địa phương, giám đốc TTHTCĐ
    rất nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết. Do đó để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung lý
    luận, vận dụng lý luận vào thực tiễn để mở rộng mạng lưới và quản lý phát triển các
    TTHTCĐ cấp xã là việc làm cần thiết. Hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nào
    nghiên cứu thật sâu sắc, toàn diện về vấn đề này. Với mong muốn góp phần giải quyết
    một số vấn đề đã nêu trên, NCS chọn: “Quản lý phát triển trung tâm học tập cộng
    đồng theo định hướng xã hội học tập” nghiên cứu trường hợp điển hình tại Thái
    Bình làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...