Báo Cáo Quản lí ngân sách của UBND xã An Bình

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo Quản lí ngân sách của UBND xã An Bình


    LỜI NÓI ĐẦU
    
    Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới chính sách đường lối của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng mở rộng và phát triển, theo su thế phát triển chung thì xã An Bình A đã và đang có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của xã không ngừng phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, với những thuận lợi ấy tạo nên nguồn thu và nhu cầu chi quản lý Tài chính, để thực hiện theo luật NSNN qui định ban hành và có hiệu lực thi hành năm 1997, ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở dự toán đã được duyệt.
    Bởi vì một trong những công cụ để quản lý NSNN là dự toán NSNN, lập dự toán NSNN có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua lập dự toán NSNN mới phát hiện ra những sai sót bất hộ pháp, mất cân đối để điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
    Xuất phát từ ý tưởng trên, và được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Viết Mây,em đã chọn đề tài “chính quyền cơ sở quản lý nhà nước về ngân sách” trên cơ sở lý thuyết đã học và được cung cấp số liệu thực tế tại đơn vị.Với mục đích là tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tìm hiểu thực trạng quản lý ngân sách và phương hướng, giải pháp cho việc quản lý ngân sách ở chính quyền cơ sở mà thực tế là trong thời gian đi nghiên cứu từ ngày 04/01/2011 - 24/01/2011 như sau:
    Đợt 1: Từ ngày 04/01/2011 - 09/01/2011, thời gian này chủ yếu là thu thập những số liệu về tình hình cơ bản của địa phương và những số liệu về thu chi ngân sách xã.
    Đợt 2: Từ ngày 10/01/2011 – 13/01/2011 Thời gian này tổng hợp và phân tích số liệu.
    Đợt 3: Từ ngày 14/01/2011 – 17/01/2011 Thời gian này để bổ sung thêm những số liệu còn thiếu và xác nhận của UBND xã.
    Từ ngày 18/01/2011 – 24/01/2011 tổng hợp những nội dung nghiên cứu và viết báo cáo.



    I/. KẾT LUẬN:
    - Với những chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước về mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và công tác lập dự toán nói riêng là khâu quan trọng hay còn gọi là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả và là cơ hội để kiểm tra tính đúng đắn của quá trình quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.
    - Quán triệt được đường lối đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới đề ra trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng. Quản lý ngân sách ở cơ sở, nhằm thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.
    - Quản lý ngân sách nhà nước có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, hoạt động của nhà nước nói riêng, bởi vì nó được coi là trung tâm điều hòa các mối quan hệ theo mục tiêu phát triển của nền kinh tế ở từng thời kỳ.
    - Nhờ có ngân sách địa phương mà việc thực hiện cấp phát tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và các yêu cầu phát triển khác của địa phương .
    II/. KIẾN NGHỊ:
    - Việc phân cấp, phân định thu – chi ngân sách các cấp ở địa phương hiện nay, cần tạo sự chủ động trong điều hành quản lý cân đối ngân sách để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi bảo đảm cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế về kinh tế, xã hội
    - Nhà nước thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý nghiệp vụ, nhất là lĩnh vực ngân sách, đặc biệt ở cấp cơ sở để đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.Đồng thời cần quan tâm việc trang bị đầy đủ các phương tiện, công nghệ để phục vụ cho hoạt động chuyên môn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước của địa phương.
    - Cần điều tiết thuế cho ngân sách địa phương từ 50 - 70% trên tổng thu thuế trên địa bàn.
    - Tất cả nguồn thu trên địa bàn phải điều tiết về cho địa phương để làm công tác nuôi dưỡng các nguồn thu.
    - Phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện thêm tình hình phân cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền lực tự chủ của ngân sách địa phương, nhưng vẫn trên cơ sở đảm bảo quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

     
Đang tải...