Luận Văn Quản lí môi trường để phát triển bền vững

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN I. MỞ ĐẦU . 4
    PHẦN II. NỘI DUNG 5
    I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 5
    II. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 5
    II.1. Khái niệm phát triển bền vững . 5
    II.2. Các mô hình phát triển bền vững 8
    II.3. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững . 10
    III. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 13
    III.1. Mục tiêu của quản lý môi trường . 13
    III.2. Sự tác động qua lại giữa môi trường và con người . 15
    III.2.1. Tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên đến con người 15
    III.2.2. Tác động của con người đến môi trường tự nhiên . 15
    III.3.Vai trò của quản lí môi trường đối với sự phát triển bền vững . 18
    III.4. Các nguyên tắc quản lý môi trường . 21
    III.5. Cơ sở khoa học của quản lý môi trường 22
    III.5.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường 22
    III.5.2. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường 22
    III.5.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường . 23
    III.5.4. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 23
    III.6. CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG . 24
    III.6.1. Khái niệm chung về công cụ quản lý môi trường 24
    III.6.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 25
    III.6.2.1. Thuế và phí môi trường 25
    III.6.2.2. Cota gây ô nhiễm . 26
    III.6.2.3. Ký quỹ môi trường . 27
    III.6.2.4. Trợ cấp môi trường 27
    III.6.2.5. Nhãn sinh thái 28
    IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM . 29
    IV.1. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam . 29
    IV.2. Các hình thức cơ bản quản lý môi trường ở Việt Nam 30

    IV.2.1. Khái niệm hình thức quản lý môi trường 30I
    V.2.2. Quản lý nhà nước . 30
    IV.2.3. Quản lý tư nhân . 31
    IV.2.4. Quản lý cộng đồng . 33
    IV.2.5. Quản lý dựa vào cộng đồng . 34
    V. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG . 35
    V.1. Giáo dục môi trường 35
    V.2. Truyền thông môi trường . 36
    PHẦN III. KẾT LUẬN . 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

    PHẦN I. MỞ ĐẦU

    Như mọi người đều biết, ngày nay sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo những vấn đề nghiêm trọng về mặt môi trường. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển ngày càng thể hiện rõ nét trên phạm vi toàn cầu. Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Do vậy yêu cầu cấp bách đặt ra cho mỗi Quốc gia, mỗi Doanh nghiệp và mỗi người là phải tìm mọi cách để duy trì sự phát triển bền vững. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế công bố. Tuy nhiên cho tới năm 1987 thì thuật ngữ này mới được phổ biến rộng rãi thông qua bản báo cáo có tựa đề “Tương lai của chúng ta” do Ủy ban môi trường và Phát triển thế giới đưa ra. Trong báo cáo này đã nêu rõ “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững như một chiếc kiềng được giữ vững bởi 3 “chân” : kinh tế - xã hội – môi trường. Như vậy, sự phát triển bền vững có thể nói theo cách khác: là sự phát triển đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, tính công bằng xã hội và môi trường được bảo vệ, gìn giữ . [12]
    Hội nghị thượng đỉnh Trái đất diễn ra ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Johannesburg (Nam Phi) năm 2002, khái niệm phát triển bền vững đã được cộng đồng thế giới thừa nhận và đưa ra chương trình nghị sự 21 toàn cầu- chương trình về sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ XXI.
    Tại Rio de Janeiro , Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết thực hiện chương trình nghị sự 21 và để thực hiện cam kết của Việt Nam với cộgn đồng quốc tế, tháng 8 năm 2004 Chính phủ đã phê duyệt và ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Đây là một hướng tiếp cận mới, mang tính hệ thống, dài hạn, đảm bảo sự phát triển của thế hệ hôm nay mà không làm phương hại, cản trở đến sự phát triển của thế hệ mai sau. Đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường trong điều kiện của đất nước.
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí môi trường để phát triển bền vững
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...