Thạc Sĩ Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1. Lý do chọn đề tài


    PHẦN MỞ ĐẦU



    Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển xã hội.
    Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách con người. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (nghĩa là: Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết.
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ghi: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ”.

    Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.

    Trong thông báo kết luận của bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 có viết: “ .Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông chỉ mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kĩ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”.

    Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Bên cạnh đó biện pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nằm giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đồng bộ, thường xuyên và chặt chẽ. Giáo dục là quá trình mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện nhiều góc độ khía cạnh, có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Việc giáo dục đạo đức học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu không phát huy được sức mạnh chung, không toàn diện và đầy đủ nên hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
    Trường THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến trong các mặt giáo dục như các chỉ tiêu về học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ Đại học cao đẳng, chỉ tiêu học sinh gỏi, học sinh tiên tiến . nhưng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế và tồn tại:
    - Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân.
    - Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

    - Có một số cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm trí còn làm ngơ trước những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn một bộ phận không nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết với học sinh, chưa có sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học
    sinh.

    - Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xúc phạm tới nhân cách nhà giáo.
    Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020. Đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phương và đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
    Vì vậy trong công tác quản lý trường THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thấy cần phải định hướng tìm tòi các biện pháp quản lí tốt nhất hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
    Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu, chúng tôi lựa chọn đề tài "Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang ".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề xuất và lí giải một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
    4.2. Tìm hiểu thực trạng của việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang.
    5. Giả thuyết khoa học:

    Chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang còn nhều vấn đề cần giải quyết và chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế – xã hội khác nhau. Tuy nhiên, nếu hiệu trưởng trường THPT áp dụng một cách đồng bộ một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang như tác giả đã nghiên cứu và đề xuất, thì chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ được nâng cao nhiều hơn nữa.
    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

    - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo, của các cơ

    quan khác có liên quan;


    - Nghiên cứu tài liệu kinh điển;

    - Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên

    quan.

    6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    - Quan sát, khảo sát thực tế;

    - Thống kê số liệu, phân tích thực trạng;

    - Tổng kết kinh nghiệm;

    - Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi;

    - Lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi, toạ đàm.

    6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ

    Thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu đã thu được từ các phương pháp khác.
    Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

    7. Phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang
    Đề tài nghiên cứu trong khoảng phạm vi thời gian từ năm học 2007 –

    2008 đến nay, được tiến hành ở cả ba khối lớp: khối 10, khối 11 và khối 12.

    Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trường THPT Tân

    Yên 2 và cán bộ quản lý xã hội.

    8. Những đóng góp của đề tài:

    Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang



    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn 1
    Danh mục các ký hiệu viết tắt 2
    Phần mở đầu 6

    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu 10
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 11
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
    5. Giả thuyết khoa học: 11
    6. Phương pháp nghiên cứu 11
    7. Phạm vi nghiên cứu: 12
    8. Những đóng góp của đề tài: 12
    Chương 1
    Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học 13
    sinh THPT trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

    1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề giáo dục đạo đức 13
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 15
    1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 15
    1.2.1.1. Đạo đức 15
    1.2.1.2. Giáo dục đạo đức 17
    1.2.2. Khái niệm về các lực lượng giáo dục 17
    1.2.3. Khái niệm về quản lí, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong
    mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 19
    1.2.3.1. Quản lý 19
    1.2.3.2. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan
    hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 19
    1.3. Mục tiêu, nội dung, phương thức và nguyên tắc giáo dục đạo
    đức cho học sinh THPT 20
    1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh 20
    1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh 21
    1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức 21
    1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh 22
    1.3.5. Hình thức giáo dục đạo đức 23
    1.3.6. Nguyên tắc giáo dục đạo đức 25
    1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ảnh hưởng
    đến giáo dục đạo đức 25
    1.5. Vai trò của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong
    mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 27
    1.5.1. Vai trò của từng lực lượng trong quản lí giáo dục đạo đức học
    sinh 28


    1.5.1.1. Vai trò của nhà trường THPT 28
    1.5.2.2. Vai trò của gia đình 28
    1.5.2.3. Vai trò của xã hội 29
    1.5.2. Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong
    mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 30
    1.6. Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
    trong mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội 31
    1.6.1. Quản lý giáo dục đạo đức 31
    1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan
    hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội 32
    1.6.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối
    quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội 32
    1.7. Hiệu quả và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí
    hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp 34
    nhà trường, gia đình và xã hội
    1.7.1. Hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh 34
    1.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo
    dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp 35
    1.7.2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã
    hội 35
    1.7.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phương, của gia
    đình 36
    1.8. Cơ sở pháp lí của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học
    sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội 36
    Kết luận chương 1 40
    Chương 2
    Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ 42
    phối hợp cho học sinh trường THPT Tân Yên 2

    2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội địa phương 42
    2.1.1. Tổng quan về kinh tế, xã hội địa phương 42
    2.1.2. Vài nét khái quát về trường THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang 42
    2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục của các trường THPT huyện
    Tân Yên 45
    2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối
    quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường 47
    THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang
    2.2.1. Thực trạng về quản lí giáo dục đạo đức ở trường THPT Tân
    Yên 2 - tỉnh Bắc Giang trong các năm qua 47
    2.2.2. Thực trạng về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quản lí
    hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 53


    2.2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối
    quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT 55
    Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang
    2.2.4. Thực trạng các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh
    trường THPT Tân Yên 2 59
    2.2.4.1 Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường 59
    2.2.4.2. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội 61
    2.2.5. Thực trạng về hiệu quả của các biện pháp quản lí hoạt động
    giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp ở trường THPT Tân 63
    Yên 2
    2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt
    động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà 64
    trường, gia đình và xã hội
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục đạo đức và quản lí
    hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp 69
    ở trường THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang
    2.4.1. Mặt mạnh 69
    2.4.2. Mặt yếu 70
    2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 70
    2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 70
    2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 73
    Kết luận chương 2 75
    Chương 3
    Biện pháp Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ
    phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 77

    2 - tỉnh Bắc Giang
    3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục đạo
    đức cho học sinh THPT 77
    3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối
    quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường 78
    THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang
    3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí,
    giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục 78
    đạo đức cho học sinh
    3.2.1.1. Mục tiêu 78
    3.2.1.2. Cách thức thực hiện 82
    3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 86
    3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động
    giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, 86
    gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang


    3.2.2.1. Mục tiêu 86
    3.2.2.2. Cách thức thực hiện 87
    3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 89
    3.2.3. Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 91
    3.2.3.1. Mục tiêu 91
    3.2.3.2. Cách thức thực hiện 93
    3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 96
    3.2.4. Đa dạng hoá các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho
    học sinh trường THPT Tân Yên 2 97
    3.2.4.1. Mục tiêu 97
    3.2.4.2. Cách thức thực hiện 98
    3.2.4.3. Điều kiện thực hiện 101
    3.2.5. Tăng cường trao đổi thông tin giữa nhà trường - gia đình -
    xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh 102
    3.2.5.1. Mục tiêu 102
    3.2.5.2. Cách thức thực hiện 103
    3.2.5.3. Điều kiện thực hiện 105

    3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về sự quản lí phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội 106
    3.2.6.1. Mục tiêu 106
    3.2.6.2. Cách thức thực hiện 107
    3.2.6.3. Điều kiện thực hiện 107
    3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho

    học sinh THPT trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã

    108

    đề xuất 109
    Kết luận chương 3 118
    Kết luận và kiến nghị 119
    1. Kết luận: 119
    2. Kiến nghị 121
    Tài liệu tham khảo 124
    Phụ lục 127
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...