Thạc Sĩ Quản lí hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kĩ thuật TP

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản lí hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm kĩ thuật TP.HCM​
    Information
    MS: LVQLGD014
    SỐ TRANG: 108
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Để
    phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), phải thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và
    nghiên cứu khoa học (NCKH), nhất là ở bậc Đại học (ĐH) [1, tr.5], cần xây dựng các
    trường ĐH, Cao Đẳng (CĐ) thành trung tâm vừa đào tạo (ĐT) vừa NCKH, ứng dụng và
    chuyển giao công nghệ [40, tr.37]. Giải pháp trên hoàn toàn phù hợp với qui định của Luật
    Giáo dục năm 2005: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học
    tập, NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế -
    xã hội của địa phương hoặc của đất nước [36, điều 58-59].
    Thực hiện 2 nhiệm vụ chính trên trong các trường ĐH, các giảng viên (GV) - người
    đóng vai trò quyết định - đã có nhiều cố gắng, nhưng chính ngành giáo dục (GD) cũng đã
    nhận thấy: Công tác quản lý giáo dục (QLGD) còn hạn chế, nhiều GV, nhà trường chưa tích
    cực đổi mới phương pháp dạy và học [6, tr.1]; [42]. Nghị quyết của Chính phủ số
    14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai
    đoạn 2006-2020 cũng nhận định tương tự và đã chỉ ra một số yếu kém, bất cập về cơ chế
    quản lý, qui trình ĐT, phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD,
    v.v .
    Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới có liên quan đến công tác QLGD
    là: "Đổi mới nội dung ĐT, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn NCKH, phát triển công nghệ và
    nghề nghiệp trong xã hội, . đổi mới phương pháp ĐT, . xây dựng và thực hiện lộ trình
    chuyển sang chế độ ĐT theo học chế tín chỉ" [041, tr.4].
    Theo những định hướng đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
    (ĐH SPKT TP. HCM) - trường đứng đầu trong hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật của cả
    nước - những năm qua đã chú trọng đến việc quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đặc
    biệt là hoạt động giảng dạy và NCKH. Nhiều giải pháp lớn trong quản lý đã được áp dụng:
    Xây dựng các qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO; áp dụng phương thức ĐT theo học chế
    tín chỉ; thực hiện kiểm định nhà trường; Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm cần tiếp tục
    nghiên cứu, xem xét và cải tiến trong công tác giảng dạy như: Công tác quản lý ĐT ở cấp
    trường, khoa, bộ môn; quản lý chất lượng và hiệu quả giảng dạy; đánh giá giảng dạy của
    GV qua dự giờ và qua đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV; kiểm tra quá trình

    học tập của SV [7, tr.3]. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đều khắp; chưa thành
    quy định trong tổ chức giảng dạy.
    Về NCKH , Trường rất coi trọng và nhận thức rõ "NCKH như là một phương pháp
    ĐT" [31, tr.139] nhưng "Trường chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công
    nghệ có ảnh hưởng lớn, chưa có đề tài cấp nhà nước; kết quả nghiên cứu chưa tương xứng
    với tiềm lực và qui mô ĐT của Trường" và một số GV chưa tham gia NCKH [6, tr.4], số đề
    tài chưa nhiều.
    Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể từ hướng GV - đối tượng quản lý – là
    người thực hiện chính những công tác giảng dạy, NCKH; cũng có thể từ hướng những cán
    bộ quản lý (CBQL) – là chủ thể quản lý trong trường ĐH và đồng thời có thể từ cả đối
    tượng và chủ thể quản lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục những tồn tại và định
    hướng phát triển là rất cần thiết.
    Thực tế cho thấy, việc GV thực hiện hoạt động giảng dạy và NCKH trong các trường
    ĐH nói chung và trường ĐH SPKT TP.HCM nói riêng mang tính độc lập cao, song việc
    quản lý các hoạt động này qua việc ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và
    điều chỉnh kịp thời từ hướng nhà quản lý để đạt được kế hoạch, mục tiêu đề ra vẫn rất cần
    được chú ý; đặc biệt đối với trường ĐH SPKT TP.HCM càng cần được quan tâm hơn để
    nhanh chóng khắc phục những nhược điểm nêu trên.
    Vì thế, chúng tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV
    Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh" để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV
    trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh và từ đó tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn
    của GV, đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường.

    3. Giả thuyết nghiên cứu

    Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và
    NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh, thì sẽ tìm được các giải pháp quản lý
    hoạt động chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn nhà trường đặt ra.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và
    NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh
    - Khách thể nghiên cứu: Ý kiến của SV, GV và CBQL Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí
    Minh về thực trạng công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của
    đội ngũ GV Nhà trường.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu tài liệu để hình thành cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giảng
    dạy và NCKH của GV trong các trường ĐH.
    - Khảo sát thực trạng công tác quản lý của CBQL đối vối hoạt động giảng dạy và
    NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác quản lý đối với hoạt động giảng
    dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, các
    phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng:

    6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

    Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận, các
    văn kiện của Đảng và nhà nước, các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động giảng dạy
    và NCKH của GV trong trường ĐH.

    6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    - Phương pháp điều tra bằng phiếu: 2 bộ phiếu được phát ra
    + Bộ phiếu 1: trưng cầu ý kiến CBQL và GV Trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí
    Minh để lấy ý kiến đánh giá về công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động
    giảng dạy và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258, CBQL là 129
    phiếu (phiếu thu về 81%).
    + Bộ phiếu 2: Trưng cầu ý kiến của GV, SV đánh giá về hoạt động giảng dạy
    và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258 phiếu, SV là 1000 phiếu
    (phiếu thu về được 95%).
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

    + Nghiên cứu những đặc điểm của trường, đội ngũ CBQL, GV, SV liên quan
    đến quản lý giảng dạy và NCKH qua các giai đoạn.
    + Phân tích các kế hoạch, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo hội nghị, biên bản
    hội nghị của Trường và các đơn vị trong trường về quản lý hoạt động giảng
    dạy và NCKH của GV.

    6.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu (Sử dụng phần mềm
    SPSS for Win).

    7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    - Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH, ở giới
    hạn hoạt động liên quan đến GV, và từ đó tìm các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt
    động chuyên môn của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...